Câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 chân trời sáng tạo.

 

CHỦ ĐỀ III: TỐC ĐỘ

BÀI 11 - TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Thiết bị bắn tốc độ dùng để làm gì?

Trả lời:

Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

 

Câu 2: Thiết bị bắn tốc độ hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Thiết bị “bắn tốc độ” hoạt động như sau:

  • Camera được dùng chụp ảnh ô tô chuyển động quãng đường s giữa hai vạch mốc.
  • Máy tính nhỏ đặt trong camera tự động ghi lại khoảng thời gian t ô tô chạy qua hai vạch mốc và tính tốc độ v của ô tô.
  • Nhờ thiết bị này, cảnh sát giao thông dễ dàng phát hiện các ô tô vượt quá tốc độ giới hạn cho mỗi làn đường hoặc tuyến đường.

 

Câu 3: Nêu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Trả lời:

Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.

 

II. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Em đã được học những cách đo tốc độ nào?

Trả lời:

Có 3 cách:

  • Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
  • Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
  • Đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ

Câu 2: Thiết bị bắn tốc độ khi sử dụng trong giao thông có ưu điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm:

  • Đo được tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông trên các đoạn đường, làn đường.
  • Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, cho kết quả nhanh và chính xác cao.
  • Có thể ghi lại được hình ảnh của đối tượng vi phạm.

Câu 3: Đi quá tốc độ khi tham gia giao thông có thể tiềm ẩn nguy cơ gì?

Trả lời:

Chạy quá tốc độ dẫn đến TNGT gây nguy cơ tử vong trực tiếp đối với người tham gia giao thông là rất cao. Theo ngành chức năng, với vận tốc 70 km/giờ, sự va đập sẽ tăng gấp 2 lần so với 50 km/giờ; vận tốc 87 km/giờ khiến sự va đập tăng lên gấp 3 lần so với vận tốc 50 km/giờ; vận tốc 100 km/giờ thì sự va chạm tăng lên gấp 4 lần so với 50 km/giờ. Khi tăng tốc độ trung bình 5% thì TNGT tăng 10% và tai nạn chết người tăng 20%.

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20 m là 1 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?

Trả lời:

Tốc độ chạy của ô tô là:

v = s : t = 20 : 1 = 20 m/s = 20 x 3,6 = 72 km/h < 80 km/h

Như vậy, so với tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định thì ô tô này không vượt quá tốc độ cho phép.

 

Câu 2: Ngoài việc đo tốc độ của các phương tiện giao thông, thiết bị bắn tốc độ còn có thể được sử dụng trong các hoạt động nào?

Trả lời:

Ngoài việc đo tốc độ của các phương tiện giao thông, thiết bị bắn tốc độ còn có thể được sử dụng trong các ứng dụng khác như:

  • Thể thao và giải trí: như đua xe, đạp xe, đua ngựa, hay thậm chí là các hoạt động thể thao mạo hiểm. Ngoài ra, trong lĩnh vực giải trí, súng bắn tốc độ cũng có thể được sử dụng trong các trò chơi mô phỏng như trò bắn súng.
  • Quân sự và an ninh: sử dụng để đo tốc độ di chuyển của các mục tiêu, cũng như kiểm soát và giám sát vùng lãnh thổ.
  • Khoa học và nghiên cứu: sử dụng để đo tốc độ của các vật thể di chuyển trong các thử nghiệm và thí nghiệm khoa học.
  • Điện ảnh và truyền thông: có thể sử dụng để tạo ra các cảnh quay hiệu ứng đặc biệt.

Câu 3: Khi tham gia giao thông và di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Khi tham gia giao thông và di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên lưu ý những điều sau đây: Di chuyển với tốc độ yêu cầu trên đường cao tốc, không nhanh quá, không chậm quá; chú ý quan sát khi vào hoặc ra khỏi đường cao tốc, khi tới những ngã rẽ; đi đúng làn đường của mình, không chuyển làn đột ngột; khi vượt xe cần quan sát, sử dụng đèn tín hiệu và không đột ngột giảm tốc độ; không dừng, đỗ xe giữa đường; không sử dụng điện thoại, đeo tai nghe khi đi trên đường cao tốc…

Câu 4: Tốc độ tối đa mà người điều khiển ô tô được phép chạy trên cao tốc nước ta là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo các quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h.

Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn?

Trả lời:

  • Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.
  • Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân, người còn sống mang trên mình bệnh tật suốt đời,…
  • Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi phải đền bù thiệt hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia đình người bị hại.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nêu nguyên lý hoạt động của súng bắn tốc độ.

Trả lời:

  • Hoạt động của súng dựa trên nguyên tắc phản xạ ánh sáng.
  • Ở giai đoạn “thô sơ”, người ta đo khoảng cách từ máy đến vật bằng cách phát sóng laser, khi tia này phản xạ lại vào bộ thu.
  • Máy sẽ dựa trên vận tốc ánh sáng (tương đương 30cm/một nano-giây), tính toán từ lúc phát đến lúc thu là bao lâu và suy ra khoảng cách.
  • Súng laser phóng ra một chùm rất ngắn tia laser sau đó đợi nó phản hồi lại từ chiếc xe
  • Súng sẽ tính toán số nano-giây cần thiết để tia laser đó đi và về, rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách tới chiếc xe…
  • Ngày nay, loại súng chỉ hiển thị tốc độ người ta đã ít dùng, thay vào đó là súng có kèm máy ghi lại hình ảnh đối tượng bị bắn.

Câu 2: Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ.

Trả lời:

Sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị bắn tốc độ, đặc biệt là trong điều kiện mưa, tuyết hoặc sương mù.
  • Loại thiết bị: Sự chính xác phụ thuộc vào loại thiết bị bắn tốc độ được sử dụng, có thể là radar hoặc laser. Mỗi loại thiết bị có những ưu điểm và hạn chế riêng, ảnh hưởng đến sự chính xác của việc đo tốc độ.
  • Điều chỉnh và vận hành: Sự chính xác cũng phụ thuộc vào cách thiết lập và vận hành của thiết bị, bao gồm cách định vị, góc đo, và cách sử dụng của người vận hành.
  • Kỹ thuật đo: Kỹ thuật đo tốc độ cũng quan trọng để đảm bảo sự chính xác, bao gồm tính toán khoảng cách, góc đo, và ta dụng sóng từ thiết bị đo để xác định vận tốc.
  • Nguồn năng lượng và bảo dưỡng: Sự chính xác của thiết bị bắn tốc độ cũng phụ thuộc vào việc bảo dưỡng định kỳ và nguồn cung cấp năng lượng đầu vào.

 

Câu 3: Nước ta quy định như thế nào về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông?

Trả lời:

  • Trong khu vực đông dân cư:
  • Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;
  • Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.
  • Ngoài khu vực đông dân cư:
  • Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
  • Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;
  • Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):
  • Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
  • Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):
  • Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
  • Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:
  • Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay