Câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời Bài 19: Từ trường
Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Từ trường. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ VI: TỪBÀI 19 - TỪ TRƯỜNGI. NHẬN BIẾT (5 câu)
BÀI 19 - TỪ TRƯỜNGI. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Từ trường tồn tại ở đâu?
Trả lời:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ).
Câu 2: Nêu khái niệm từ phổ.
Trả lời:
Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
Câu 3: Từ trường tác dụng lực lên đâu?
Trả lời:
Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.
Câu 4: Từ phổ cho biết điều gì?
Trả lời:
Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về đường sức từ?
Trả lời:
- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.
- Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?
Trả lời:
Đường sức từ là những đường cong có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
Câu 2: Không gian quanh nam châm và dòng điện giống nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện là không gian đó đều có từ trường.
Câu 3: Nêu một số ví dụ về vật tạo ra từ trường.
Trả lời:
Ví dụ: Xung quanh bóng đèn điện đang sáng, xung quanh nam châm,...
Câu 4: Quan sát từ phổ của nam châm, từ đó nêu đặc điểm của từ trường xung quanh nam châm.
Trả lời:
- Đường sức từ là đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm
- Đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam
- Đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Ta có thể sử dụng các vật nào để phát hiện từ trường?
Trả lời:
Các vật ta có thể sử dụng để phát hiện từ trường: Kim nam châm, dây dẫn mang dòng điện.
Câu 2: Nêu một số nguyên nhân làm giảm từ tính của nam châm.
Trả lời:
- Bị ngăn cách bởi vật cách từ.
- Tiếp xúc môi trường nước.
- Hoạt động ở nhiệt độ quá khắc nghiệt.
Câu 3: Nơi nào ở Trái Đất có từ trường mạnh nhất và yếu nhất?
Trả lời:
- Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Từ trường trái đất yếu nhất được ghi nhận ở khu vực Đại Tây Dương, đặc biệt tại vùng nhật nguyệt (South Atlantic Anomaly) kế đông Nam Brazil và đông Nam Nam Phi. Trong khu vực này, lực từ trường của Trái Đất mạnh khoảng 30% so với các vùng khác trên trái đất.
Câu 4: Từ trường tạo ra hiện tượng nào trên Trái Đất?
Trả lời:
Từ trường tạo ra hiện tượng cực quang trên Trái Đất.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nếu Trái Đất mất đi từ trường thì điều gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
- Khi có từ trường, bức xạ sẽ chỉ chạm vào bầu khí quyển của Trái đất và tạo ra cực quang. Nếu không có từ trường, bức xạ sẽ đến bề mặt Trái đất và gây hại cho con người. Bên cạnh đó, một số loài chim sử dụng từ trường để tìm đường, vì vậy, nếu Trái đất không quay, chúng sẽ bị lạc.
- Ngoài ra, khi Trái đất đứng yên, bầu trời đêm sẽ luôn hiển thị các chòm sao giống nhau. Điều này rất khác với việc nhìn thấy các vì sao mọc và lặn vào ban đêm, cũng như nhìn thấy các chòm sao khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm.
Câu 2: Vì sao hai đầu nam châm cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau?
Trả lời:
- Xung quanh nam châm có từ trường, từ trường tạo thành hình vòng cung và đi từ cực bắc đến cực nam của nam châm. Vậy nếu để hai cực cùng dấu (2 cực nam hoặc 2 cực bắc) của hai nam châm đối diện với nhau, thì hướng đi của hai từ trường cũng hướng vào nhau, tức mũi tên chỉ hướng đi của hai nam châm quay ngược hướng với nhau, từ trường không thể gặp nhau dẫn đến hai nam châm sẽ đẩy nhau.
- Ngược lại, nếu đặt cực bắc của nam châm này đối diện với cực nam của nam châm kia thì mũi tên chỉ hướng đi của hai từ trường sẽ cùng chỉ về một hướng, lúc này từ trường sẽ như một sơi dây vô hình kéo hai nam châm lại gần nhau, vì thế hai cục nam chấm đặt trái dấu sẽ hút nhau.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài 19: Từ trường (3 tiết)