Bài tập file word Vật lí 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

 (PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Khái niệm khối lượng riêng?

Trả lời:

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó

Câu 2:  Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế. 

Trả lời:

- Nhấc hòn đá trong nước thì thấy hòn đá nhẹ hơn khi nhất ngoài không khí.

- Giúp thuyền và khí cầu nổi lên, là cơ chế hoạt động chìm nổi của tàu ngầm hay cá.

Câu 3: Nêu một số đơn vị của áp suất?

Trả lời:

- Paxcan (Pa) (1Pa = 1N/m2)

- Bar (1 bar = 100 000 Pa)

- Atmôtphe (1 atm = 101 300 Pa)

- Milimet thủy ngân (1 mmHg = 133,3 Pa)

Câu 4: Công thức tính áp suất?

Trả lời:

Áp suất được tính bằng áp lục tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.

(Pa)

Câu 5:  Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng không?

Trả lời:

Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó.

Câu 6:  Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm.

Trả lời:

Thể tích của khối nhôm là 10.3.5 = 150 cm3

Tra bảng 14.1, ta thấy khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 = 2,7 g/cm

Khối lượng của khối nhôm là:

M = D.V = 2,7.150 = 405g.

Câu 7:  Biểu diễn lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng. 

Trả lời:

Vật lơ lửng trong chất lỏng �  FA = P.

Câu 8:  Một ống thủy tinh đặt thẳng đứng 1 đầu kín, 1 đầu hở ở phía trên. Nửa dưới của ống chứa 1 chất khí còn nửa trên chứa đầy thuỷ ngân. Tại sao chỉ cần tăng nhiệt độ của khí trong ống đến 1 giá trị nào đó làm 1 giọt thủy ngân tràn ra thì tất cả thủy ngân trong ống sẽ tràn ra hết?

Trả lời:

- Ban đầu thủy ngân nằm trong ống thì áp suất phía dưới cột thủy ngân bằng với áp suất không khí trong ống

- Khi có một giọt thủy ngân tràn ra thì trọng lượng thủy ngân giảm, làm cho áp suất phía dưới cột thủy ngân giảm, nên áp suất này nhỏ hơn áp suất khí trong ống. Điều đó làm cho không khí sẽ đẩy toàn bộ thủy ngân trong ống ra hết.

Câu 9:  Vì sao không sử dụng được giác mút với tường nhám?

Trả lời:

Vì  khi ấn giác mút thì không khí bên trong sẽ không thoát ra ngoài do có bề mặt gồ ghề của tường nhám.

Câu 10:  Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên sỏi nhỏ hơn nhiều lại bị chìm. 

Trả lời:

Vì viên sỏi có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước nên bị chìm. Còn khúc gỗ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên nổi.

Câu 11: Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Trả lời:

Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

Câu 12:  Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm2. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3.

Trả lời:

Ta có: 397g = 0,397 kg.

320cm3 = 0,00032m3 

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:

kg/m3.

Câu 13: Thả một vật làm bằng kim loại  vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F = 4,2 N . Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật.

Trả lời:

Phần thể tích của nước bị vật chiếm chỗ:

V = V2 - V1= 175 - 130 = 45 (cm3) = 45.10-6 (m3)

        Lực đẩy Ac si met do nước tác dụng lên vật:

FA = dV = 10000.45.10-6 = 0,45(N)

Câu 14:  Một xe tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là 7,5 cm2. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên.

Trả lời:

Trọng lượng của vật là: P = m.10 = 80000 (N)

Diện tích của 6 bánh xe là: S = S1.6=7,5.10-4.6

Áp suất của xe tải tác dụng lên mặt đường là: 

Câu 15:  Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có suất khí quyển = áp suất thủy ngân trong ống 

Quy đổi đơn vị 

760 mmHg = 103 360 N/m2

60 cm = 0,6 m

120 cm = 1,2 m 

Diện tích của mặt bàn là 

S = 0,6 x 1,2 = 0,72 m2

Áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn là 

F= S x p = 0,72 x 103 360 = 744 19,2 N/m2

Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng

m =  = 7441,92 kg.

Câu 16: Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng đó.

Trả lời:

Đổi  3 lít = 0,003 m3                              2 lít = 0,002 m3                     
Thể tích của hỗn hợp là: V = V1 + V2 = 0,003 + 0,002 = 0,005 m3                 
Khối lượng của hỗn hợp là: m = D . V = 900 . 0,005 = 4,5 kg                         
Khối lượng của 3 lít nước là: m1 = D1 . V1 = 1000 . 0,003 = 3 kg                   
Khối lượng của chất lỏng đó là: m2 = m - m1 = 4,5 - 3 = 1,5 kg       

Khối lượng riêng của chất lỏng đó là:                
Câu 17:   Một xe tải có trọng lượng 340000N

  1. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của xe với mặt đất là 1,5 m2
  2. Hãy so sánh áp suất trên với áp suất của một ô tô nặng 20000N có diện tích tiếp xúc của các bánh xe là 250 cm2

Trả lời:

  1. Áp suất của xe tải lên mặt đường là: (N/m2)
  2. Áp suất của xe ô tô lên mặt đường là:(N/m2)

Vậy áp suất của ô tô lên mặt đường lớn hơn áp suất của xe tải lên mặt đường

Câu 18: Cứ cao lên 15 m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 500mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Trả lời:

Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li

=> Áp suất của máy bay ở độ cao h đó là: p = 500 mmHg

Lại có: Cứ cao lên 15m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.

=> Độ giảm áp suất tại độ cao h là:  mmHg

Ta có:

p = p0 − Δp → Δp = p0 – p = 760 – 500 = 260mmHg

↔  = 260 → h = 3900m.

Câu 19: Một khối hình hộp chữ nhật có canh a=10cm, b =25 cm, c=20cm.

1.Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó?

2.hình chữ nhật làm bằng sắt. tính khối lượng của khối hình hộp đó.biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.

3.Bây giờ người ta khoét một lỗ trên hình hộp chữ nhật có thể tích 2dm3, rồi nhét đầy vào đó một chất khối lượng riêng 2000kg/m3. Tính khối lượng riêng của khối hình hộp lúc này.

Trả lời:

  1. Thể tích khối hình hộp chữ nhật là:

V1= a.b.c = 10.25.20 = 5000(cm3) = 0,005(m3)

  1. Khối lượng của hình hộp chữ nhật là:

m1 = D1.V1 = 7800.0,005 = 39 (kg)

  1. Khối lượng của lượng chất có thể tích V2được nhét vào là

m2 = D2.V2 = 0,002.2000 = 4 (kg)

Khối hình hộp chữ nhật cũng bị khoét đi một lượng có thể tích V2, khối lượng của phần bị khoét đi là:

m3 = D1.V2 = 0,002.7800 = 15,6 (kg)

Khối lượng của hình hộp chữ nhật hiện tại là:

m = m1 + m2 – m3 = 39 + 4 – 15,6 = 27,4 (kg)

Thể tích khối hình hộp vẫn giữ nguyên nên khối lượng riêng của hình hộp chữ nhật hiện tại là:

D = m: V1 = 27,4 : 0,005 = 5480 (kg/m3).

Câu 20: Phù kế là 1 dụng cụ đơn giản dựa vào lực đẩy Archimedes, để xác định nhanh chóng và khá chính xác khối lượng riêng của các chất lỏng, đặc biệt là các dung dịch, để từ đó suy ra hàm lượng của chất hòa tan trong dung dịch. Phù kế ở hình dưới đây gồm một cái bầu bằng thủy tinh, có thể tích V = 12 cm3 và ống có tiết diện 20 mm2, dài 15 cm. Bầu chứa hạt chì, để trọng tâm của phù kế gần đáy, khiến cho khi thả vào 1 chất lỏng, thì phù kế nổi và luôn thăng bằng ở vị trí thẳng đứng.

  1. a) Vỏ của phù kế có khối lượng 1,2 g. Xác định khối lượng các hạt chì, biết rằng khi that phù kế vào nước, còn ống hoàn toàn nhô lên mặt nước (mực nước tới vạch số 0).
  2. b) Ống được chia thành 100 phần bằng nhau và đánh số từ 1 đến 100. Hỏi khi thả phù kế vào một ống nghiệm đựng chất lỏng có khối lượng riêng D = 840 kg/m3thì mực chất lỏng ở độ chia nào.

 Trả lời:

  1. a) Thể tích của bầu phù kế là 12 cm3, mà bầu phù kế chìm hoàn toàn trong nước thì lực đẩy Archimedes tác dụng vào phù kế đúng bằng trọng lượng của 12g nước. Để phù kế nổi trên nước thì khối lượng toàn phần của phù kế (gồm vỏ thủy tinh và các hạt chì) cũng bằng 12g. Vỏ phù kế đã có khối lượng 1,2g. Vậy khối lượng của hạt chì là: mchì= 12 – 1,2 = 10,8g.
  2. b) Khi thả phù kế vào chất lỏng có khối lượng riêng 840 kg/m3hay 0,84 g/cm3, nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, thì phù kế chìm sâu thêm sao cho thể tích V’ của chất lỏng bị vật hoán đổi chỗ cũng có khối lượng 12g. Do đó cm3.

Vậy thể tích của phần thanh chìm trong chất lỏng là  cm3.

Độ dài phần thanh chìm trong chất lỏng là  cm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay