Giáo án kì 1 vật lí 8 cánh diều
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Khoa học tự nhiên (Vật lí) 8 cánh diều. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Vật lí 8 CD.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 14 Khối lượng riêng
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 15 Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 16 Áp suất
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 17 Áp suất chất lỏng và chất khí
- Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 3)
CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 18 Lực có thể làm quay vật
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 19 Đòn bảy
- Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 4)
CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN
- Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài 20 Sự nhiễm điện
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 21 Mạch điện
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 22 Tác dụng của dòng điện
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 23 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 5)
CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 24 Năng lượng nhiệt
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 25 Truyền năng lượng nhiệt
- Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 26 Sự nở vì nhiệt
- Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 6)
=> Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 8 cánh diều đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án Word bài: Lực có thể làm quay vật
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC
BÀI 18: LỰC CÓ THỂ LÀM QUAY VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
- Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng momen lực.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về tác dụng làm quay của vật và momen lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được tác dụng làm quay vật của lực.
Năng lực vật lí:
- Nêu được điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay.
- Nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Nêu được momen lực là đại lượng liên quan đến độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Vận dụng được kiến thức về tác dụng làm quay và momen lực để giải các bài tập hoặc tình huống thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh mở cánh cửa, hình ảnh trò chơi bập bênh, biểu diễn lực tác dụng lên bập bênh,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- HS mỗi nhóm: Bộ thí nghiệm tìm hiểu tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay: khớp nối và trục thép nhỏ, thanh nhựa cứng có các lỗ cách đều nhau, lực kế, trụ thép dài.
- HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS mô tả cách làm quay cánh cửa bằng cách tác dụng lực vào cánh cửa từ đó xác định được mục tiêu của bài học.
- Nội dung: GV cho HS thảo luận về lực có thể làm quay vật.
- Sản phẩm học tập: Nội dung mô tả và trao đổi của HS về việc làm quay cánh cửa và nêu ra câu hỏi để tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh người đàn ông mở cánh cửa (hình 18.1) cho HS quan sát.
Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vậy. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật? Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 18: Lực có thể làm quay vật.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thực hiện thí nghiệm để tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay
- Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm và mô tả lại chuyển động của thanh nhựa khi chịu tác dụng của lực kéo để tìm hiểu về tác dụng làm quay một thanh nhựa.
- Nội dung: GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay.
- Sản phẩm:
- Bản ghi chép mô tả kết quả thí nghiệm.
- HS nêu được điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay thông qua thí nghiệm.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện thí nghiệm theo nội dung Thực hành (SGK – tr91) + Dụng cụ thí nghiệm + Các bước tiến hành: Bước 1. Lắp đặt thí nghiệm như hình 18.2. Bước 2. Điều chỉnh chiều cao của khớp nối sao cho khi nằm thẳng đứng, đầu dưới của thanh nhựa không chạm vào đế kim loại. Bước 3. Khi thanh nhựa đang nằm yên dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa và kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo nhẹ sang phải. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế. Bước 4. Đưa thanh nhựa về vị trí nằm thẳng đứng dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa, kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế. - GV đặt câu hỏi: + Mô tả lại chuyển động của thanh nhựa khi chịu tác dụng của lực kéo (qua lực kế). + Ghi lại sự chuyển động của thanh nhựa. + Dựa vào kết quả ghi lại được, cho biết khi nào lực tác dụng vào thanh nhựa sẽ làm thanh nhựa quay được, khi nào không làm thanh nhựa quay được. - GV gợi ý: Lực làm quay vật nếu phương của lực không đi dọc theo thanh (hoặc không đi qua trục quay). - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr91,92) Câu hỏi 1 (SGK – tr91): Khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế? Câu hỏi 2 (SGK – tr92): Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật. - GV kết luận về điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. |
I. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC *Thực hành: - Khi kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo sang phải. Ta thấy thanh nhựa quay quanh vị trí cố định gắn trục thép. - Khi kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Ta thấy thanh nhựa không chuyển động. => Lực làm thanh nhựa quay quanh trục thép khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay. *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr91) - Cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm để chỉ làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra. *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr92) - Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng có thể làm quay vật: + Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô-lăng làm vô-lăng quay quanh trục của nó. + Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định. + Dùng tay kéo làm cánh cửa quay. + Em bé đu xích đu. *Kết luận - Trong thí nghiệm ở hình 18.2, lực tác dụng lên thanh nhựa có thể làm thanh nhựa quay quanh trục thép nằm ngang được giữ bởi khớp nối. Trục thép là trục quay của thanh nhựa. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phụ thuộc của tác dụng làm quay của lực vào các yếu tố (từ đó khái quát đặc điểm định tính của momen lực)
- Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Nêu được momen lực là đại lượng liên quan đến độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động theo SGK, từ đó nêu được sự phụ thuộc của tác dụng làm quay của lực vào các yếu tố.
- Sản phẩm: HS nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Tổ chức thực hiện:
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
- Soạn giáo án Vật lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất
- Giáo án vật lí 8 cánh diều đủ cả năm
- Giáo án Vật lí 9 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint bài: Đòn bẩy
THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Thảo luận nhóm
Để đưa một vật lên cao, người công nhân có thể trực tiếp tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên trên (hình 19.1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do kích thước hay khối lượng của vật lớn sẽ khó để nâng trực tiếp theo cách này. Có cách nào để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng?
Hãy nêu một số ví dụ về việc dùng đòn bẩy
Hãy nêu các câu hỏi để tìm hiểu về việc sử dụng đòn bẩy để làm thay đổi hướng của lực
Đòn bẩy có vai trò gì? Có những loại đòn bẩy nào? Sử dụng đòn bẩy như thế nào?
BÀI 19: ĐÒN BẨY
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực
Các loại đòn bẩy có lực
Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn
01 ĐÒN BẨY CÓ THỂ LÀM ĐỔI HƯỚNG TÁC DỤNG CỦA LỰC
Thảo luận nhóm
Hãy bố trí thí nghiệm về đòn bẩy như hình 19.2 (SGK – tr94)
Dụng cụ
Bút chì hoặc thước nhựa, bút bi, quyển sách hoặc hộp bút
Tiến hành
Dùng bút chì hoặc thước nhựa, bút bi để tiến hành nâng quyển sách hoặc hộp bút dịch chuyển lên trên một đoạn ngắn.
Quan sát hình 19.3 và trả lời câu hỏi:
Điểm O mà thanh AB quay quanh được gọi là điểm tựa. Tác dụng vào đầu B một lực hướng xuống, vật ở đầu A sẽ được nâng lên.
Hãy chỉ ra sự tương ứng giữa các bộ phận của thí nghiệm vừa tiến hành với các bộ phận trong mô hình đòn bẩy đơn giản (hình 19.3)
Khi một vật quay do chịu lực tác dụng, nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đặc điểm này người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
THẢO LUẬN NHÓM
Câu hỏi 1 (SGK – tr94): Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng tác dụng của lực
Câu hỏi 2 (SGK – tr95): Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực tác dụng.
Câu trả lời 1
Một số ví dụ dùng đòn bẩy làm thay đổi hướng tác dụng của lực:
Dùng xà beng để nâng vật
Trò chơi xích đu
Câu trả lời 2
Các em có thể sử dụng các dụng cụ học tập để làm một đòn bẩy. Ví dụ như phương án sau, dụng cụ gồm có: 1 thước kẻ làm thanh đòn, bút làm điểm tựa và cục tẩy làm vật.
Sử dụng một thanh cứng và một điểm tựa cố định có thể tạo ra một đòn bẩy. Dùng đòn bẩy cho quay quanh điểm tựa có thể đổi hướng của lực tác dụng lên vật.
02 CÁC LOẠI ĐÒN BẨY
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Có mấy loại đòn bẩy?
Mô tả cách dùng mỗi loại đòn bẩy đó để tác dụng lực lên vật?
Câu hỏi 3 (SGK – tr95)
Nêu một số ví dụ về mỗi loại đòn bẩy trong thực tiễn.
Ví dụ đòn bẩy loại 1
Mái chèo thuyền
Cái kéo
Ví dụ đòn bẩy loại 2
Xe rùa
Kẹp làm vỡ hạt
Ví dụ đòn bẩy loại 3
Cần câu
Đũa
KẾT LUẬN
- Dựa vào vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, điểm tựa, người ta phân loại đòn bẩy thành 3 loại:
Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu
- Tùy theo mục đích công việc, lựa chọn loại đòn bẩy cho phù hợp để việc thực hiện công việc đó được thuận tiện.
03 SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TRONG THỰC TIỄN
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án điện tử vật lí 6 cánh diều
- Giáo án điện tử vật lí 7 cánh diều
- Giáo án điện tử vật lí 8 cánh diều
- Giáo án điện tử vật lí 9
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án vật lí 8 cánh diều, tải giáo án khoa học tự nhiên 8 vật lí CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 vật lí 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử KHTN vật lí 8 kì 1 CD
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây