Bài tập file word Vật lí 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

 (PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1:  Áp suất khí quyển là gì?

Trả lời:

Chất khí cũng tác dụng áp suất lên các vật ở trong nó và lên thành bình. Trái Đất được bao quanh bởi khí quyển, một lớp không khí dày cỡ hàng nghìn kilomet. Vì chất khí có trọng lượng nên mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí này, gọi là áp suất khí quyển.

Câu 2: Áp lực là gì?

Trả lời:

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Câu 3: Kéo một xô nước từ giếng lên. Vì sao khi kéo xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?

Trả lời:

Khi xô nước còn chìm trong nước thì nó chịu lực do nước tác dụng có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên đóng vai trò lực đẩy giúp ta nâng vật được dễ dàng hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước.

Câu 4: Công thức tính khối lượng riêng?

Trả lời:

Khối lượng riêng của một chất được xác định như sau:

Nếu kí hiệu D là khối lượng riêng (kg/m3), m là khối lượng của chất (g) có thể tích V (ml), ta có:

Câu 5:  Cách tăng áp suất tác dụng lên bề mặt bị ép? 

Trả lời:

- Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích mặt bị ép.

- Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực.

- Đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép.

Câu 6:   Ở hình dưới đây, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

  1. a) Lực do người tác dụng lên xe kéo.
  2. b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.
  3. c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

Trả lời:

  1. a) Lực do người tác dụng lên xe kéo - không phải áp lực, lực do người tác dụng vào xe là lực đẩy
  2. b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất - là áp lực vì lực của xe kéo tác dụng lên mặt đường chính là trọng lực của máy kéo, có phương vuông góc với mặt bị ép là mặt đường trong trường hợp này
  3. c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo - không phải áp lực vì lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo là trọng lực 

Câu 7: Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Trả lời:

Lấy 1 quả bóng chứa đầy nước và tạo các lỗ khác nhau ở các vị trí khác nhau và nhấn quả bóng, chúng ta có thể thấy rằng nước chảy ra. Như vậy áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Câu 8: Nêu một số đơn vị đo khối lượng riêng?

Trả lời:

Một số đơn vị đo khối lượng riêng phổ biến là: kg/m3, g/cm3, g/ml.

Câu 9: Thả hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật.

  • (b)

Trả lời:

Hình a,  FA>P ( vật nổi )

Hình b, FA<P ( vật chìm )

Câu 10:  Một số bình xịt đã cạn dung dịch, khi ấn nút xịt, ta có thể nghe thấy tiếng xì mạnh. Vì sao?.

Trả lời:

Vì áp suất của khí trong bình lớn hơn áp suất khí quyển.

 

Câu 11: Thảo luận, đề xuất cách xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì.

Trả lời:

Cách xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì bỏ lọt bình chia độ.

- Dùng cân xác định khối lượng m của vật.

- Dùng bình chia độ đo thể tích vật:

+ Đổ nước vào bình chia độ: Đọc giá trị thể tích nước V1.

+ Nhúng ngập vật vào nước trong bình chia độ: Đọc giá trị thể tích V2.

Vvật = V2 – V1

- Sử dụng công thức tính khối lượng riêng: 

Câu 12:  Một xe contener có trọng lượng 26000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất là 130 dm2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 45kg có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200 cm2

Trả lời:

Áp suất của xe tăng lên mặt đường:

Áp lực của người lên mặt đất là:

P2 = F2 = 10.m2 = 10.45 = 450 (N)

Áp suất của người lên mặt đất là:

=> p1 < p2

Vậy áp suất của người lớn hơn của xe contener

Câu 13:  Nêu và phân tích một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.

Trả lời:

- Các bình uống nước thường có một lỗ nhỏ trên nắp để rót nước dễ hơn. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong bình thông với khí quyển, áp suất khí trong bình cộng với áp suất nước trong bình lớn hơn áp suất khí quyển bên ngoài giúp nước dễ dàng chảy ra.

- Bộ đồ áo giáp của phi hành gia. Trong cơ thể của con người và cả máu đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

Câu 14:  Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho KLR của nước là 104 N/m3.

Trả lời:

Thể tích của vật: (cm3)=54.10-6-(m3)

Vì vật được nhúng hoàn toàn trong nước nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật.

Lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên vật là: FA = d.V=104.54.10-6=0,54 (N)

Câu 15: 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

Trả lời:

Ta có: 1 cm3 – 0,001m3.

Khối lượng riêng của kem giặt VISO là:

 (kg/m3)   

So sánh với khối lượng riêng của nước thì khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn.

Câu 16:  Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3( khi vật chìm trong nước).Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N.Biết trọng lượng riêng của nước d= 10000N/m3.Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.

Trả lời:

Thể tích của vật là: V  = 100 cm3 = 100. 10-6 m3 = 10-4 m3.

Vì vật chìm trong nước nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật.

Lực đẩy Ác- si met do nước tác dụng lên vật là:

              FA = dV= 10000.10-4 =  1 (N)

Trọng lượng riêng của chất làm nên vật:  (N/m3)

Khối lượng riêng của chất làm nên vật:  (kg/m3)

Câu 17: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 15m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Giải:

+ Áp suất khí quyển ở mặt nước biển là: p0 = 760 mmHg.

+ Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg.

=> Độ giảm áp suất tại độ cao 1000m là:

  mmHg

=> Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là: 

p = p0 − Δp = 760 -  = 693,33 mmHg.

Câu 18:  Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.

Trả lời:

Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật.
Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình.
Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp:
m1 = m – D1V    (1)
m2 = m – D2V    (2)

Câu 19:  Một khối gỗ hình hộp lập phương có cạnh a = 10cm được thả vào trong nước. Phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ dài l0 = 3cm.a. Tính khối lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10.000N/m3.b. Nối khối gỗ vào một vật nặng có khối lượng riêng Dvat =1.200kg/m3 bằng sợi dây mảnh (có khối lượng không đáng kể) qua tâm của mặt dưới khối gỗ ta thấy phần nổi của khối gỗ có chiều dài là l1 = 1cm. Tìm khối lượng mv của vật nặng.

Trả lời:

  1. Thể tích của vật Vg= a3 = 0,13 = 10-3 m3

Diện tích của đáy gỗ: S = a2 = 10-2 m2

Thể tích của phần chìm của vật Vc = 10-2 (0,1-0,03)=7.10-4 m3

Lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật FA = Vc.dn

Vì vật nổi nên: FA=Vg.dn Vc.dn=Vg.dg

=> (N/m3)

Vậy Dg = 700kg/m3.

  1. Khi nối khối gỗ vào vật nặng thì thể tích phần gỗ chìm trong nước lúc đó là

Vchìm gỗ = a2. (a=l1) =102(10-1)=9.102(cm3)=9.10-4(m3).

Khi nổi, khối gỗ và vật nặng chịu 4 lực tác dụng lên chúng. Đó là: Pg, Pvật, FAg và FA vật. Khi chúng cân bằng thì:

Pg + Pvật = FAg + FA vật

⬄ Vgdg + Vvậtdvật = dn(Vchìm gỗ +Vv)

⬄ Vgdg + Vvdv = dn(Vchìm gỗ +Vv)

⬄ Vgdg + mv = dnVchìm gỗ +Dn

⬄ dnVchìm gỗ  -  VgDg = mv - Dn

⬄ dnVchìm gỗ  -  VgDg = mv(1 - )

=> mv ==> mv =

Vậy khối lượng của vật nặng là 1,2 kg.

Câu 20: Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Trả lời:

Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li

=> Áp suất tại chân và đỉnh núi lần lượt là:

p= 752mmHg, p2 = 708mmHg

Lại có: cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.

Gọi độ cao của chân núi so mặt đất và độ cao của đỉnh núi so với mặt đất lần lượt là: h1, h2

=> Độ giảm áp suất tại chân núi và đỉnh núi là:

Ta có:

  

Ta suy ra:

 -  =  -  = 52 – 8 = 14

  -  = 528 m

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay