Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 vật lí 8 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 vật lí 8 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU

PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 14 Khối lượng riêng
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 15 Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 16 Áp suất
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 17 Áp suất chất lỏng và chất khí
  • Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 3)

CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 18 Lực có thể làm quay vật
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 19 Đòn bảy
  • Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 4)

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN

  • Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài 20 Sự nhiễm điện
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 21 Mạch điện
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 22 Tác dụng của dòng điện
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 23 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
  • Giáo án KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 5)

CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT

  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 24 Năng lượng nhiệt
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 25 Truyền năng lượng nhiệt
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 26 Sự nở vì nhiệt
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 6)

=> Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Sự nhiễm điện

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN

BÀI 20: SỰ NHIỄM ĐIỆN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.
  • Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
  • Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
  • Phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu sự nhiễm điện.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được sự nhiễm điện; giải thích được một vài hiện tượng liên quan.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được sự nhiễm điện do cọ xát.
  • Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến nhiễm điện do cọ xát.
  • Nêu được sơ bộ về dòng điện, vật dẫn điện và vật không dẫn điện.
  • Vận dụng được kiến thức về sự nhiễm điện để giải bài tập và một số tình huống liên quan.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh giấy bóng kính hút các sợi tóc; Hình ảnh thí nghiệm làm vật nhiễm điện bằng cọ xát,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Bộ thí nghiệm làm cho vật nhiễm điện: thanh nhựa, giá thí nghiệm, dây treo, mảnh vải khô.
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: 

- HS nêu ra và mô tả hiện tượng diễn ra tương tự với hiện tượng cọ xát tờ giấy bóng kính vào tóc.

- Dựa vào tình huống đầu bài và kiến thức đã biết để xác định được mục tiêu bài học.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận về cách làm vật nhiễm điện và các đặc điểm của các vật nhiễm điện.
  2. Sản phẩm học tập: 

- Nội dung mô tả và trao đổi của HS về một số sự việc, hiện tượng do sự nhiễm điện bằng cọ xát.

- Nội dung các câu hỏi được nêu ra để tìm hiểu về sự nhiễm điện.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh giấy bóng kính hút các sợi tóc (hình 20.1) và cho HS tìm hiểu nội dung phần Mở đầu (SGK – tr99)

Trong những ngày thời tiết hanh khô, nếu dùng một mảnh giấy bóng kính cọ xát 5 – 7 lần vào tóc, sau đó nhấc nhẹ ra thì có thể thấy một số sợi tóc được hút lên theo tờ giấy bóng kính (hình 20.1). Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

- GV gợi ý cho HS mô tả lại các hiện tượng tương tự.

- GV thông báo về hiện tượng nhiễm điện (sự kiện phát hiện ra hiện tượng nhiễm điện)

Thời gian

600 năm TCN

1706

1745

1775

1785

 

Sự kiện

Nhà triết học Hy Lạp Thales thấy hổ phách hút được lông chim và những vật nhẹ khác khi bị cọ xát, mốc tham khải lịch sự đầu tiên về tĩnh điện.

Francis Hauksbee ở London phát minh ra máy phát tĩnh điện gồm một quả cầu thủy tinh điều chỉnh bằng một tay quay tạo ra điện tích lớn nhờ cọ xát.

Leyden ở Đức tạo được dụng cụ thực hành đầu tiên dùng dự trữ điện tích.

Nhà vật lí người Italy lessandro Volta phát minh ra máy phát tĩnh điện mà ông gọi là máy tĩnh điện.

Nhà vật lí người Pháp Charles-Augustinde Coulomb chế tạo ra cân xoắn để tìm định luật về tương tác điện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đưa ra các câu hỏi liên quan đến sự nhiễm điện.

- GV chốt lại câu hỏi bài học: Tìm hiểu về nguyên nhân làm vật nhiễm điện và các đặc điểm của các vật nhiễm điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 20: Sự nhiễm điện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thực hiện thí nghiệm làm nhiễm điện thanh nhựa và miếng vải, từ đó giải thích hiện tượng

  1. Mục tiêu: 

- HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ xát.

- HS nêu được sự nhiễm điện do cọ xát là do sự dịch chuyển của electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ở chỗ tiếp xúc khi hai vật cọ xát, làm cho một vật thừa hoặc thiếu electron.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu và giải thích được hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
  2. Sản phẩm: 

- Bản ghi chép mô tả kết quả thí nghiệm.

- Các câu hỏi, trả lời khi thảo luận để nêu các nội dung của thí nghiệm, cách thức làm cho các vật nhiễm điện và nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Từ xưa, người ta đã biết sau khi cọ xát một số vật như thanh hổ phách vào len thì nó có thể hút được các vật nhẹ như cọng rơm,…ta nói hổ phách bị nhiễm điện.

- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.

- GV phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu các nhóm tiến hành theo các bước hướng dẫn trong SGK.

+ Dụng cụ: hai thanh nhựa, giá thí nghiệm, dây treo, mảnh vải khô.

+ Các bước tiến hành: 

Bước 1: Treo một thanh nhựa vào giá thí nghiệm.

Bước 2: Cọ xát mảnh vải khô với thanh nhựa. Sau đó, tách miếng vải ra xa thanh nhựa.

Bước 3: Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Bước 4: Cọ xát thanh nhựa thứ hai bằng vải khô như đã làm với thanh nhựa thứ nhất.

Bước 5: Đưa thanh nhựa này lại gần một đầu thanh nhựa thứ hai. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại sự chuyển động của thanh nhựa.

- GV đặt câu hỏi: Dựa trên kết quả quan sát được ghi lại, hãy cho biết các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào.

+ GV gợi ý: Các vật nhiễm điện giống nhau thì đẩy nhau.

- GV thông báo và kết luận về làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

- GV chiếu hình ảnh cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa (hình 20.4) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu bản chất sự nhiễm điện của các vật do cọ xát và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr100)

Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, hãy vẽ vào vở hai vật có hình dạng bất kì để mô tả: 

Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện âm.

- GV thông báo và kết luận về nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

*Thực hành

- Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa (hình 20.2) ta thấy miếng vải và đầu thanh nhựa hút nhau.

- Đưa thanh nhựa thứ hai lại gần một đầu thanh nhựa thứ nhất (hình 20.3), ta thấy hai đầu thanh nhựa đẩy nhau.

 

*Kết luận: 

- Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.

- Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau. 

- Khi đưa hai vật trái dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có các tia lửa. Hiện tượng này được gọi là sự phóng điện.

 

2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr100)

- Ví dụ:

*Kết luận:

- Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện.

- Một nguyên tử khi bị mất bớt electron sẽ mang điện dương. Ngược lại, nguyên tử khi nhận thêm electron sẽ mang điện âm.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu và giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
  3. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu về các hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

- GV nêu một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện.

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr100)

Câu hỏi 2 (SGK – tr100)

Giải thích hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len và nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len.

Câu hỏi 3 (SGK – tr100)

Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. SỰ NHIỆM ĐIỆN DO CỌ XÁT

3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

Hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len

Vào mùa đông, khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc, đôi khi nghe thấy tiếng lách tách, nếu vào ban đêm có thể thấy các tia lửa điện nhỏ.

Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay

Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra, đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.

 

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr100)

- Khi cởi áo len, chiếc áo len cọ xát với lớp áo khác làm nó bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, gây ra hiện tượng phóng điện làm ta có thể thấy tia lửa điện nhỏ kèm theo tiếng nổ lách tách phát ra ở khu vực tiếp xúc.

- Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len thì quả bóng bay và áo len bị nhiễm diện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, làm nhiễm điện trái dấu. Do vậy chúng có thể hút nhau.

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr100)

- Sử dụng quạt điện một thời gian thì thấy cánh quạt điện, đặc biệt là mép cánh quạt bị bám bụi nhiều là do khi cánh quạt quay ma sát với không khí làm cánh quạt bị nhiễm điện và có khả năng hút bụi bẩn trong không khí.

- …

Hoạt động 3. Phân tích và trao đổi để đưa ra khái niệm “Dòng điện”

  1. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa về dòng điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thấy được sự dịch chuyển electron và nêu được khái niệm dòng điện.
  3. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra để đưa ra khái niệm dòng điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về khái niệm dòng điện. 

- GV yêu cầu HS thực hiện và trả lời các nội dung sau:

+ Dùng hình vẽ để mô tả sự phóng điện, thấy được sự dịch chuyển của electron theo một phương xác định.

+ Nêu vai trò của dòng điện.

- GV thông báo và kết luận về khái niệm dòng điện và vai trò của dòng điện trong cuộc sống.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời nội dung Câu hỏi 4 (SGK – tr100)

Nêu ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. DÒNG ĐIỆN

- Trong sự phóng điện giữa hai vật nhiễm điện trái dấu, các hạt mang điện chuyển động có hướng tạo nên dòng điện.

- Dòng điện là dòng các hạt mang điện dịch chuyển có hướng.

- Các thiết bị điện hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.

 

*Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr100)

Các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua: quạt điện, bếp điện, đèn điện,…

Hoạt động 4. Phân biệt vật dẫn điện và vật không dẫn điện

  1. Mục tiêu: HS nêu được sơ bộ về vật dẫn điện và vật không dẫn điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu SGK và phân biệt được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.
  3. Sản phẩm: Các câu hỏi, trả lời khi thảo luận để nêu về vật dẫn và vật không dẫn điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Việc nhiễm điện do cọ xát chỉ xảy ra ở một số vật (nhựa, cao su, thủy tinh, len, dạ,…) mà không xảy ra với một số vật như kim loại, vật có nước,…

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu về vật dẫn điện và vật cách điện.

- GV đặt câu hỏi:

+ Vật dẫn điện và vật cách điện là gì?

- GV giải thích: Do đặc tính của các vật là cho phép hay không cho phép các electron di chuyển dễ dàng trong toàn bộ vật.

- GV kết luận về vật dẫn điện và vật cách điện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Câu hỏi 5 (SGK – tr101)

Nêu ví dụ về vật dẫn điện và vật cách điện trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

III. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN

- Các vật cho dòng điện đi qua được gọi là vật dẫn điện. Các vật bằng kim loại, gỗ tươi,…là các vật dẫn điện. Cơ thể người cũng là vật dẫn điện.

- Các vật không cho dòng điện đi qua được gọi là vật không dẫn điện (vật cách điện). Giấy bóng kính, thanh nhựa,…là các vật cách điện.

 

*Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr101)

- Ví dụ về vật cách điện như: nhựa, thủy tinh, gỗ khô, nước cất,…

- Ví dụ về vật dẫn điện như: đồng, bạc, không khí ẩm, nước thường,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: 

- HS sử dụng kiến thức, kĩ năng về sự nhiễm điện, sự phóng điện, dòng điện và khái niệm vật dẫn điện, vật không dẫn điện vào một số tình huống liên quan.

- HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

  1. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
  2. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

  1. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
  2. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
  3. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
  4. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 2: Các vật nhiễm điện hút nhau khi:

  1. nhiễm điện cùng dấu. B. nhiễm điện trái dấu.
  2. nhiễm điện âm. D. nhiễm điện dương.

Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Dòng điện là dòng các hạt…dịch chuyển…”

  1. electron, có hướng. B. electron, tự do.
  2. mang điện, có hướng. D. mang điện, tự do.

Câu 4: Hiện tượng tia lửa điện được hình thành bởi sự tương tác của hai vật nhiễm điện:

  1. cùng dấu. B. trái dấu. C. dương.                              D. âm.

Câu 5: Khi lau kính bằng giẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi

  1. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông.
  2. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông.
  3. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông.
  4. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Luyện tập (SGK – tr101)

Chỉ ra những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện ở: công tắc điện, cầu chì, đèn điện.

- GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng khi xoa (cọ xát) liên tục hai bàn tay vào nhau và thực hiện thí nghiệm để kiểm tra, sau đó giải thích hiện tượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - D

2 - B

3 - C

4 – B

5 - C

Luyện tập (SGK – tr101)

- Cấu tạo công tắc điện gồm:

+ Bộ phận cách điện: vỏ thường được làm bằng nhựa.

+ Bộ phận dẫn điện: các cực, các tiếp điểm thường được làm bằng đồng.

Cấu tạo cầu chì hộp gồm:

+ Bộ phận cách điện: vỏ cầu chì thường làm bằng sứ.

+ Bộ phận dẫn điện: các tiếp điểm thường làm bằng đồng và dây chì.

- Cấu tạo bóng đèn sợi đốt gồm:

+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh.

+ Bộ phần dẫn điện: đuôi đèn, sợi đốt.

Bước 4: 

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint bài: Sự nhiễm điện

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:

Trong những ngày thời tiết hanh khô, nếu dùng một mảnh giấy bóng kính cọ xát 5 – 7 lần vào tóc, sau đó nhấc nhẹ ra thì có thể thấy một số sợi tóc được hút lên theo tờ giấy bóng kính (hình 20.1). Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Sự kiện phát hiện ra hiện tượng nhiễm điện

Thời gian

600 năm TCN

1706

1745

1775

1785

 

Sự kiện

Nhà triết học Hy Lạp Thales thấy hổ phách hút được lông chim và những vật nhẹ khác khi bị cọ xát, mốc tham khải lịch sự đầu tiên về tĩnh điện.

Francis Hauksbee ở London phát minh ra máy phát tĩnh điện gồm một quả cầu thủy tinh điều chỉnh bằng một tay quay tạo ra điện tích lớn nhờ cọ xát.

Leyden ở Đức tạo được dụng cụ thực hành đầu tiên dùng dự trữ điện tích.

Nhà vật lí người Italy lessandro Volta phát minh ra máy phát tĩnh điện mà ông gọi là máy tĩnh điện.

Nhà vật lí người Pháp Charles-Augustinde Coulomb chế tạo ra cân xoắn để tìm định luật về tương tác điện.

BÀI 20: SỰ NHIỄM ĐIỆN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự nhiễm điện do cọ xát

Dòng điện

Vật dẫn và vật cách điện

01 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

Từ xưa, người ta đã biết sau khi cọ xát một số vật như thanh hổ phách vào len thì nó có thể hút được các vật nhẹ như cọng rơm,…ta nói hổ phách bị nhiễm điện.

  1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

THỰC HÀNH

Dụng cụ

hai thanh nhựa

giá thí nghiệm

dây treo

mảnh vải khô

Tiến hành

Bước 1: Treo một thanh nhựa vào giá thí nghiệm.

Bước 2: Cọ xát mảnh vải khô với thanh nhựa. Sau đó, tách miếng vải ra xa thanh nhựa.

Bước 3: Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Bước 4: Cọ xát thanh nhựa thứ hai bằng vải khô như đã làm với thanh nhựa thứ nhất.

Bước 5: Đưa thanh nhựa này lại gần một đầu thanh nhựa thứ hai. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Dựa trên kết quả quan sát được ghi lại, hãy cho biết các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?

TRẢ LỜI

Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa (hình 20.2) ta thấy miếng vải và đầu thanh nhựa hút nhau

Đưa thanh nhựa thứ hai lại gần một đầu thanh nhựa thứ nhất (hình 20.3), ta thấy hai đầu thanh nhựa đẩy nhau

KẾT LUẬN

  • Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
  • Có hai loại điện tích là điện tích âm điện tích dương.
  • Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.
  • Khi đưa hai vật trái dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai vật có các tia lửa. Hiện tượng này được gọi là sự phóng điện.
  1. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

Quan sát hình ảnh và tìm hiểu về sự nhiễm điện

VÍ DỤ

Câu hỏi 1 (SGK – tr100)

Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, hãy vẽ vào vở hai vật có hình dạng bất kì để mô tả:

Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện âm.

KẾT LUẬN

Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện

  1. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

Hãy nêu một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện

Hiện tượng 1

Vào mùa đông, khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc, đôi khi nghe thấy tiếng lách tách, nếu vào ban đêm có thể thấy các tia lửa điện nhỏ.

Hiện tượng 2

Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra, đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.

Câu hỏi 2 (SGK – tr100)

Giải thích hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len và nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len.

Câu hỏi 3 (SGK – tr100)

Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn.

Câu trả lời 2

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều
Giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 8 cánh diều

Từ khóa: giáo án vật lí 8 cánh diều, tải giáo án vật lí 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 vật lí 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử vật lí 8 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay