Câu hỏi tự luận Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời Chủ đề 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp (Chân trời sáng tạo). Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 9 CTST.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Hãy nêu tầm quan trọng của các nghề nghiệp có trong Hình 1.2 đối với con người và xã hội.
Trả lời:
- Hình a (kĩ sư điện): giám sát hoạt động của hệ thống truyền tải và phân phối điện.
→ Giúp người lao động nghề kĩ sư điện tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề kĩ sư điện; tạo ra của cải vật chất là các thiết bị máy móc liên quan tới điện, đồ dùng điện, các thiết bị chiếu sáng sử dụng điện,... cho xã hội.
- Hình b (kĩ sư hóa học): nghiên cứu, phân tích các hợp chất hóa học.
→ Giúp người lao động nghề kĩ sư hóa học tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề kĩ sư hóa học; tạo ra các kết quả thí nghiệm có ích cho công tác nghiên cứu và giúp xã hội phát triển.
- Hình c (thợ sửa chữa xe có động cơ): sửa chữa, thay thế bộ phận bị hỏng của xe cơ giới (bánh xe).
→ Giúp người lao động nghề thợ sửa chữa xe có động cơ tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm nghề thợ sửa chữa xe có động cơ; tạo ra sản phẩm là máy móc, thiết bị, các loại có động cơ cho xã hội.
- Hình d (thợ hàn): hàn các bộ phận kim loại.
→ Giúp người lao động nghề thợ hàn tìm được việc làm, có nguồn thu nhập, được áp dụng chuyên môn, trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm nghề thợ hàn; tạo sản phẩm cơ khí liên quan tới nghề thợ hàn cho xã hội.
Câu 2: Việc chọn lựa đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân người lao động?
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với cá nhân: được làm việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, đam mê, từ đó phát huy khả năng làm việc, tăng hiệu suất lao động và đạt được thành công trong tương lai.
Câu 3: Hãy tìm hiểu những ngành nghề có trong Hình 1.3, nêu đặc điểm và yêu cầu chung của các ngành nghề đó.
Trả lời:
* Hình a (xây dựng):
- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các công trình xây dựng; đối tượng lao động: gạch, xi-măng, sắt thép,...; môi trường lao động: làm việc ngoài công trường, trên cao,...
- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức, chuyên môn phù hợp với ngành xây dựng; có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, da; phẩm chất: trách nhiệm, kỉ luật, cần cù,...
* Hình b (cơ khí):
- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các loại máy móc, thiết bị, chi tiết máy,...; đối tượng lao động: các loại vật liệu cơ khí như thép, nhôm, đồng,...; môi trường lao động: tiếp xúc với các máy móc, thiết bị liên quan đến ngành cơ khí,...
- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành cơ khí, có khả năng tiếp cận, vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, thị giác và thính giác tốt, không bị dị ứng với dầu mỡ bôi trơn động cơ; phẩm chất: kiên trì, trách nhiệm, kỉ luật, luôn tuân thủ quy trình; óc quan sát tốt; tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chính xác cao.
* Hình c (điện tử, viễn thông):
- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các hệ thống, thiết bị máy móc liên quan tới điện tử, viễn thông,...; đối tượng lao động: các thiết bị, vật liệu, đồ dùng điện tử, viễn thông,...; môi trường lao động: tiếp xúc với các máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông,...
- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành điện tử, viễn thông; có khả năng tiếp cận, vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, không sợ độ cao; phẩm chất: nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung,...
* Hình d (nông nghiệp):
- Đặc điểm: sản phẩm lao động: các loại lương thực, thực phẩm của con người, thức ăn của vật nuôi,...; đối tượng lao động: cây trồng, đất đai, phân bón,...; môi trường lao động: tiếp xúc với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, làm việc ngoài trời,...
- Yêu cầu: năng lực: có trình độ, kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nông nghiệp, có khả năng vận dụng công nghệ mới, hiện đại; có sức khỏe tốt, thích nghi với hoạt động ngoài trời; phẩm chất: kiên trì, trách nhiệm, cần cù,...
Cầu 4: Nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với con người và xã hội.
Trả lời:
Câu 5: Hãy trình bày ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Hãy phân tích những đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Câu 2: Theo em, những biểu hiện nào cho thấy người lao động đã chọn lựa đúng đắn nghề nghiệp?
Trả lời
Câu 3: Hãy kể tên một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Hãy tìm hiểu thêm một số ngành nghề phổ biến trong xã hội và nêu tầm quan trọng của các nghề đó đối với con người, xã hội.
Trả lời:
Câu 2: Hãy kể tên những ngành nghề có ở địa phương em và nêu yêu cầu của các ngành nghề đối với người lao động.
Trả lời:
Câu 3: Em hãy tìm hiểu và liệt kê tên các cơ sở giáo dục đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Hãy chọn một nghề mà người thân em đang làm và nói về tầm quan trọng của nghề đó đối với con người và xã hội.
Trả lời:
Câu 2: Hãy lựa chọn một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em mong muốn được làm, phân tích để chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu chung của ngành nghề đó. Em cần rèn luyện và học tập như thế nào để có được công việc đó?
Trả lời: