Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 14: Bản vẽ cơ khí

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Bản vẽ cơ khí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức.

BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ (13 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nội dung của bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm những gì?

Trả lời:

Bản vẽ chỉ tiết bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên. Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng của chỉ tiết máy. Các kích thước thể hiện độ lớn các bộ phận của chỉ tiết máy. Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn vẻ gia công, xử lí bề mặt. Khung tên gồm các nội dung quản li bản vẽ, quản lí sản phẩm.

Câu 2: Bản vẽ lắp là gì?

Trả lời:

Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chỉ tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm.

Câu 3: Em hãy nêu nội dung của bản vẽ lắp.

Trả lời:

Nội dung của bản vẽ lắp gồm các hình biểu diễn, kích thước, bảng kê và khung tên. Các hình biểu diễn thể hiện hình dáng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm. Kích thước trên bản vẽ gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết. Bảng kê bao gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo. Khung tên gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.

II. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Đọc được bản vẽ chi tiết thì sẽ hiểu được những gì?

Trả lời:

Đọc được một bản vẽ chỉ tiết là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ chỉ tiết đó, bao gồm:

- Hiểu rõ được tên gọi, công dụng, hình dáng, cấu tạo, kích thước và vật liệu của chỉ tiết.

- Hiểu rõ các yêu cầu kĩ thuật.

 

Câu 2: Đọc được bản vẽ lắp thì sẽ hiểu được những gì?

Trả lời:

Đọc được bản vẽ lắp là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ lắp đó, bao gồm:

- Hiểu rõ được hình dáng, cấu tạo của từng chỉ tiết và chức năng của nó trong sản phẳm.

- Hiểu rõ mối ghép của các chỉ tiết với nhau.

- Nắm được nguyên li làm việc, công dụng và trình tự tháo lắp của sản phẩm, các nội dung quản lí bản vẽ.

 

Câu 3: Em hãy nêu các bước để lập bản vẽ chi tiết.

Trả lời:

Các bước để lập bản vẽ chi tiết là:

Bước 1: Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

Bước 2: Chọn phương án biểu diễn. (phương án biểu diễn cần phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng hình dáng, cấu tạo bên ngoài và trong của chi tiết).

Bước 3: Vẽ hình biểu diễn, thực hiện lần lượt như sau:

- Bố trí các hình biểu diễn bằng cách vẽ bằng nét mảnh các dường bao hình biểu diễn.

- Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài, bộ phận bên trong, hình cắt, mặt cắt,…

- Tẩy các đường trung gian và hoàn thiện các hình biểu diễn tiêu chuẩn.

Bước 4: Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên.

III, VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Cho bản vẽ lắp của bộ giá đỡ như sau:

Bản vẽ trên có các hình chiếu và hình cắt nào? Chúng được vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ mấy?

Trả lời:

- Bản vẽ có hình chiếu bằng. Hình cắt ở hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.

- Chúng được vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

Câu 2: Xem bản vẽ lắp của bộ giá đỡ ở Câu 1 (Vận dụng) và trả lời câu hỏi: Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào? Số lượng là bao nhiêu?

Trả lời:

Bộ giá đỡ gồm các chi tiết:

- Vít M6.24: 4 chiếc

- Giá đỡ: 2 chiếc

- Tấm đỡ: 1 chiếc

Câu 3: Xem bản vẽ lắp của bộ giá đỡ ở Câu 1 (Vận dụng) và trả lời câu hỏi: Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào?

Trả lời:

- Cách tháo theo thứ tự: vít - giá đỡ - tấm đỡ

- Cách lắp theo thứ tự: tấm đỡ - giá đỡ - vít

Câu 4: Xem bản vẽ lắp của bộ giá đỡ ở Câu 1 (Vận dụng) và trả lời câu hỏi: Các kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước của bộ phận nào?

Trả lời:

- Các kích thước chung của bộ giá đỡ là: 290, 100  và 112

- Kích thước chung của hai giá đỡ là 40

- Kích thước của lỗ giá đỡ là 40

- Kích thước của giá đỡ là 25

- Kích thước khoảng cách giữa các lỗ của tấm dùng để lắp vít là 164 và 50

- Kích thước khoảng cách lỗ của giá đỡ với tâm đế là 74

Câu 5: Đọc bản vẽ chi tiết sau:

Bản vẽ gối đỡ

Trả lời:

- Vật thể: gối đỡ; vật liệu: thép; tỉ lệ: 1 : 2.

- Từ hình chiếu đứng cho biết các kích thước: cao 38 mm, dài 64 mm, phần đế dày 16mm, phần ống trụ cao 24mm.

- Từ hình chiếu bằng cho biết các kích thước: phần đế rộng 56 mm, đường kính ngoài của ống trụ là 45mm, đường kính trong 26mm.

- Yêu cầu kĩ thuật: Làm tù cạnh.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ sau và lập bản vẽ cho chi tiết giá đỡ.

Bản vẽ lắp bộ giá đỡ

Trả lời:

* Đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ:

Trình tự đọc

Nội dung chính

Bộ giá đỡ

Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Tỉ lệ

- Bộ giá đỡ

- 1: 2

Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết

- Tấm đỡ - 1

- Giá đỡ - 2

- Vít M10x30 - 4

- Trục - 1

- Đai ốc M22 - 1

- Con lăn - 1

Hình biểu diễn

Tên gọi hình chiếu, hình cắt

- Hình chiếu bằng

- Hình cắt ở hình chiếu đứng và ở hình chiếu cạnh

Kích thước

- Kích thước chung

- Kích thước lắp giữa các chi tiết

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các giữa các chi tiết

- 290, 112, 95

- M10x30

- 150

Phân tích chi tiết

Vị trí của các chi tiết

- Giá đỡ đặt trên tâm đỡ

- Vít M10x30 cố định giá đỡ và tấm đỡ

Tổng hợp

- Trình tự tháo, lắp

- Công dụng của sản phẩm

- Tháo: 4 - 5 - 6 - 3 - 2 - 1

- Lắp: 1 - 2 - 3 - 6 - 5 - 4

- Đỡ trục và con lăn

 

* Lập bản vẽ cho chi tiết giá đỡ:

 

Câu 2: Bài tập thực hành:

Hãy sưu tầm tài liệu “Hướng dẫn sử dụng” của một trong những thiết bị trong gia đình như nồi cơm điện, quạt điện, robot lau nhà, … và tìm hiểu xem thiết bị đó gồm những chi tiết nào, có công dụng gì. Tháo lắp thiết bị đó như thế nào?

Trả lời:

* Gợi ý làm bài: Nồi cơm điện

- Cấu tạo:

+ Thân nồi: thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong.

+ Nồi nấu: được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong thường được phủ một lớp chống dính đế cơm không dính vào nồi.

+ Bộ phận đốt nóng (mâm nhiệt): dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nồi. Nó là mâm tạo nhiệt chính cho nồi cơm.

- Công dụng: Ngoài nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể làm bánh; nấu cháo, chè, xôi; hấp, hâm nóng thức ăn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay