Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế kết nối bài 14: Bản vẽ cơ khí

Giáo án bài 14: Bản vẽ cơ khí sách công nghệ 10 – Thiết kế kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 10 – Thiết kế kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế kết nối bài 14: Bản vẽ cơ khí

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

– Lập và đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.

– Đọc được bản vẽ lắp của vật thể đơn giản.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

+ Năng lực hợp tác: hợp tác giải quyết vấn đề, đánh giá chéo.

  1. 3. Phẩm chất
  • Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu
  • Có thái độ học tập tích cực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Sơ đồ, tranh ảnh bài 14.
  1. Đối với học sinh:
  • Đọc trước bài trong SGK.
  • Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS ôn tập và kết nối với kiến thức đã được học ở lớp 8.
  3. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi dẫn nhập ở trang 80 SGK.
  4. Sản phẩm học tập: HS nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng câu hỏi dẫn nhập ở trang 80 SGK: Em hãy cho biết bản vẽ dưới đây cho biết những thông tin gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong các lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong xây dựng, cơ khí, lắp đặt,… đề cần sử dụng đến bản vẽ. Vậy để hiểu hơn về bản vẽ cơ khí, chúng ta tìm hiểu Bài 14: Bản vẽ cơ khí.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết

  1. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết, đọc bản vẽ chi tiết và các bước lập được bản vẽ chi tiết
  2. Nội dung: GV yêu cầu hs quan sát tranh và đọc nội dung mục I
  3. Sản phẩm học tập: nội dung bản vẽ chi tiết, đọc bản vẽ chi tiết và các bước lập được bản vẽ chi tiết
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs quan sát tranh và đọc nội dung mục I trong SGK.

- GV khái quát nội dung của bản vẽ chi tiết.

- GV tóm tắt trình tự đọc bản vẽ chi tiết.

- GV tóm tắt các bước lập bản vẽ chi tiết và thực hiện lại các bước lập bản vẽ chi tiết của ví dụ trng 82 SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung của bản vẽ chi tiết và thực hiện các bước lập bản vẽ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng và bổ sung thông tin:

+ Độ nhám bề mặt: Sau khi gia công, bề mặt của chi tiết không bằng phẳng một cách tuyệt đối. Độ nhám bề mặt (kí hiệu Ra hoặc Rz) là một trị số nói lên độ nhấp nhỏ của bề mặt chi tiết. Độ nhám càng nhỏ thì bề mặt càng nhân.

+ Dung sai kích thước: Dung sai kích thước là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất. Ví dụ: Kí hiệu 56 tương ứng kích thước giới hạn lớn nhất bằng 56,1; kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng 55,9 và dung sai bằng 0,2. Khi chế tạo ra chi tiết, nếu kích thước đo được nằm trong khoảng giữa 56,1 và 55,9 là đạt yêu cầu kĩ thuật.

I. Bản vẽ chi tiết

1. Nội dung của bản vẽ chi tiết

- Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên.

+ Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng của chi tiết máy.

+ Các kích thước thể hiện độ lớn. các bộ phận của chi tiết máy.

+ Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.

+ Khung tên gồm các nội dung quản lí bản về, quản lí sản phẩm.

2. Đọc bản vẽ chi tiết

- Đọc được một bản vẽ chi tiết là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ chi tiết đó, bao gồm

+ Hiểu rõ được tên gọi, công dụng, hình dáng, cấu tạo, kích thước và vật liệu của chi tiết.

+ Hiểu rõ các yêu cầu kĩ thuật.

3. Lập bản vẽ chi tiết

- Để lập bản vẽ chi tiết, thưởng tiến hành theo các bước như sau, lấy ví dụ lập bản vẽ chi tiết vòng đai (Hình 14.3).

+ Bước 1. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Để thực hiện được bước này, trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan.

+ Bước 2. Chọn phương án biểu diễn. Phương án biểu diễn phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng hình dạng, cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.

+ Bước 3. Về các hình biểu diễn. Thực hiện lần lượt như sau:

·        Bố trí các hình biểu diễn bằng ăn bằng cách vẽ bằng nét mảnh các đường bao hình biểu diễn

·        Lần lượt về hình dạng bên ngoài, bộ phận bên trong, vẽ hình cắt, mặt cắt,...

·        Tẩy các đường trung gian và hoàn thiện các hình biểu diễn theo tiêu chuẩn

+ Bước 4. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ

Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 1: Công nghệ và đời sống
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 11: Hình chiếu trục đo
 

I. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay