Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 15: Bản vẽ xây dựng

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Bản vẽ xây dựng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức.

BÀI 15: BẢN VẼ XÂY DỰNG (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Bản vẽ xây dựng là gì?

Trả lời:

Bản vẽ xây dựng là bản vẽ mô tả các công trình xây dựng nói chung nhu nhà dân dụng, nhà công nghiệp, cầu đường, bến cảng, công trình thủy lợi,…

Câu 2: Có mấy giai đoạn để thiết kế một công trình? Bản vẽ sử dụng cho mỗi giai đoạn là gì?

Trả lời:

Quá trình thiết kế một công trình thường trải qua ba giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn có một loại bản vẽ riêng:

+ Bản vẽ thiết kế phương án: Gồm các bản vẽ thể hiện ý tưởng của người thiết kế.

+ Bản vẽ thiết kế kĩ thuật: Gồm các bản vẽ thể hiện toàn bộ công trình và của các bộ phận trong công trình, thể hiện cấu tạo kiến trúc, vật liệu,.... tạo thành công trình đó.

+ Bản vẽ kĩ thuật thi công: Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.

Câu 3: Kí hiệu quy ước là gì?

Trả lời:

Để biểu diễn các bộ phận cấu tạo ngôi nhà hay đồ đạc, thiết bị như: cửa đi, cửa sổ, cầu thang, đường dốc, đồ đạc, thiết bị cắp và thoát nước,... trên bản vẽ các hình biểu diễn ngôi nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước.

Câu 4: Hãy nêu các loại hình biểu diễn cần thiết khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà.

Trả lời:

Các loại hình biểu diễn cần thiết khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà: các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Các hình vẽ cơ bản của hồ sơ kiến trúc bao gồm những gì?

Trả lời:

Các hình vẽ cơ bản của hồ sơ kiên trúc bao gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thẻ.

+ Các hình chiếu thẳng góc của công trình bao gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

+ Hình chiếu phối cảnh.

+ Các bản vẽ thể hiện các chỉ tiết kiến trúc, chỉ tiết cầu tạo,…

+ Các bản vẽ thiết kế về điện, nước, kết cấu, thông hơi, cấp nhiệt,…

Câu 2: Có thể chia ra các loại bản vẽ xây dựng nào?

Trả lời:

Tùy theo tính chất của bản vẽ, có thể chia ra các loại bản vẽ như là: bản vẽ kiến trúc (kí hiệu là KT), bản vẽ kết cấu (kí hiệu là KC), bản vẽ về điện (kí hiệu là Đ), cấp nước (kí hiệu là NC), thoát nước (kí hiệu là Nt),…

Câu 3: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là gì ?

Trả lời:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hộ thống đường sá, cây xanh,... hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.

Câu 4: Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình biểu diễn dùng trong bản vẽ nhà là gì ?

Trả lời:

*Mặt bằng:

- Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.

- Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.

*Mặt đứng:

- Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

- Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà.

*Hình cắt:

- Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

- Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,... 

Câu 5: Nêu cách đọc bản vẽ nhà.

Trả lời:

Đọc bản vẽ nhà thường tiến hành theo trình tự sau:

- Trước hết đọc bản vẽ các mặt đứng để hình dung ra hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.

- Lần lượt đọc bản vẽ mặt bằng các tầng đẻ hiểu cách bố trí các khu chức năng bên trong ngôi nhà: hành lang, các phòng, các loại cửa, cầu thang, khu phụ,…

- Đọc các hình cắt theo vị trí của mặt phẳng cắt ghi trên mặt bằng tầng một, kết hợp việc đọc mặt bằng mỗi tằng để hiểu rõ hơn không gian mối tằng bên trong nhà.

III, VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Hãy cho biết những bản vẽ xây dựng nào thường gặp trong đời sống?

Trả lời:

Những bản vẽ xây dựng nào thường gặp trong đời sống là: bản vẽ nhà, bản vẽ điện, bản vẽ hệ thống nước,…

Câu 2: Hãy cho biết tên gọi của các kí hiệu quy ước bộ phận trong nhà sau:

  1. a)
  2. b)
  3. c)
  4. d)


Trả lời:

  1. a) Cửa đi đơn một cánh.
  2. b) Cầu thang trên mặt cắt.
  3. c) Cửa lùa một cánh.
  4. d) Cửa sổ kép cố định.


 

Câu 3: Em hãy phân biệt các vật liệu sau:

  1. a)
  2. b)
  3. c)
  4. d)


Trả lời:

  1. a) Gạch các loại.
  2. b) Đá.
  3. c) Kim loại.
  4. d) Bê tông.

Câu 4: Đọc bản vẽ hình cắt A – A của ngôi nhà hai tầng sau và cho biết:

  1. Vị trí của mặt phẳng cắt tưởng tượng
  2. Chiều cao các bộ phận: nền, tường, mái
  3. Kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang

Trả lời:

  1. Mặt phẳng cắt tưởng tượng ở vị trí giữa phòng khách và phòng bếp.
  2. Tầng 1 cao 2740, tầng 2 cao 2720, mái cao 600.
  3. Cửa đi cao 2200.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đọc bản vẽ nhà sau:

Trả lời:

- Ngôi nhà 1 tầng có cửa chính phía bên trái, mái ngói. Có cửa sổ phía bên phải.

- Nhà có chiều rộng 9000, chiều dài 20000. Phần hiên trước cửa đại có kích thước 1200 x 4500.

- Có 7 phòng: 1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 2 phòng WC, 1 phòng bếp - ăn.

- Từ cửa chính vào là phòng khách, kích thước 4500 x 8800. Bên cạnh phòng khách là phòng bếp - ăn, kích thước 6700 x 4500, bao gồm bàn ăn, bếp. Trong phòng bếp có cửa đi đơn 2 cánh thông ra sân bên ngoài. Bên cạnh phòng bếp là nhà vệ sinh, bao gồm bồn cầu, chậu rửa.

- Đối diện phòng khách là phòng ngủ 1, kích thước 4500 x 5500, trong phòng ngủ 1 có 2 cửa sổ, 1 phòng WC. 

- Bên cạnh phòng ngủ 1 là phòng ngủ 2 có kích thước 4500 x 4500, liền kề phòng ngủ 2 là phòng ngủ 3 có kích thước 4500 x 5500.

 

Câu 2: Bài tập thực hành:

Hãy vẽ mặt bằng của ngôi nhà một tầng có diện tích 90m2, có 2 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 bếp ăn và 2 nhà vệ sinh.

Trả lời:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay