Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 9: Hình chiếu vuông góc
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Hình chiếu vuông góc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)
BÀI 9: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC (15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Có mấy phương pháp vẽ hình chiếu? Hãy kể tên.
Trả lời:
Có hai phương pháp vẽ hình chiếu:
- Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- Phương pháp chiếu góc thứ ba.
Câu 2: Các bước để vẽ hình chiếu vuông góc là gì?
Trả lời:
Các bước để vẽ hình chiếu vuông góc là:
- Bước 1: Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.
- Bước 2: Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.
- Bước 3: Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.
- Bước 4: Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước bản vẽ.
II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Một vật thể được thể hiện bằng hình vẽ và vẫn vật thể đó được thể hiện bằng lời văn. Em có nhận xét gì về hai cách mô tả đó?
Trả lời:
- Cách mô tả bằng lời khó hình dung ra vật thể.
- Cách mô tả bằng hình vẽ rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.
Câu 2: Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Trả lời:
* Phương pháp góc chiếu thứ nhất:
- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.
- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.
- Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên phải hình chiếu đứng.
Câu 3: Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ ba.
Trả lời:
* Phương pháp chiếu góc thứ ba:
- Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể.
- Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Mặt phẳng chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng chiếu cạnh đựơc mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên cùng mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.
- Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng.
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.
Trả lời:
PP chiếu góc thứ nhất |
PP chiếu góc thứ ba |
|
Vị trí vật thể |
Nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát. |
Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng. |
Vị trí các hình chiếu |
Nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát. |
Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng. |
Câu 5: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp góc chiếu thứ ba vật thể có vị trí như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu và người quan sát?
Trả lời:
- Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng toạ độ là mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó.
- Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, các mặt phẳng toạ độ được đặt giữa người quan sát và vật thể, vật thể được chiếu vuông góc lên các mật phẳng đó.
III, VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Quan sát hình sau và nêu mối quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu A, B, C trong phương pháp chiếu góc thứ nhất
Trả lời:
Mối quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu A, B, C trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:
- Hình chiếu A nằm trên hình chiếu B
- Hình chiếu C nằm bên phải hình chiếu A
Câu 2: Quan sát hình sau và phát biểu cách xác định các kích thước m và n của hình chiếu cạnh.
Trả lời:
- Cách xác định kích thước m: Trên góc phần tư còn lại không chứa hình chiếu, ta kẻ đường phân giác của góc đó. Từ điểm trên và điểm dưới của cạnh thể hiện chiều rộng trên hình chiếu bằng, kẻ các đường song song với đường nằm ngang, cắt đường phân giác vừa vẽ tại 2 điểm. Từ 2 điểm vừa xác định, kẻ đường song song (a và b) với Oy, khoảng cách giữa 2 đường song song đó là m.
- Cách xác định kích thước n: Từ điểm trên và điểm dưới của cạnh thể hiện chiều cao, kẻ 2 đường song song với Oy, cắt 2 đường song song (a và b) tại 2 điểm. Khoảng cách giữa hai điểm đó là n.
Câu 3: Các hình sau mô tả phương pháp chiếu góc thứ ba.
Em hãy quan sát các hình trên và trả lời các câu hỏi sau:
- Vị trí của vật thể so với các mặt phẳng hình chiếu.
- Mối quan hệ giữa vật thể, mặt phẳng hình chiếu và người quan sát.
- Vị trí tương đối giữa các hình chiếu vuông góc.
Trả lời:
- Vị trí của vật thể so với các mặt phẳng hình chiếu:
+ Mặt phẳng hình chiếu đứng nằm trước vật thể.
+ Mặt phẳng hình chiếu bằng nằm trên vật thể.
+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh nằm bên trái vật thể.
- Mối quan hệ giữa vật thể, mặt phẳng hình chiếu và người quan sát: Các mặt phẳng hình chiếu nằm giữa người quan sát và vật thể.
- Vị trí tương đối giữa các hình chiếu vuông góc:
+ Hình chiếu đứng nằm phía dưới hình chiếu bằng.
+ Hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng.
Câu 4: Cho vật thể và các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 như hình sau:
Gối đỡ
Em hãy lập bảng theo mẫu sau và đánh dấu (x) vào bảng đó để chỉ ra sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.
Trả lời:
|
A |
B |
C |
Tên gọi hình chiếu |
1 |
x |
Hình chiếu bằng |
||
2 |
x |
Hình chiếu đứng |
||
3 |
x |
Hình chiếu cạnh |
Câu 5: Sử dụng hình “Gối đỡ” ở Câu 4 (Vận dụng) em hãy Lập hai bảng theo mẫu sau và ghi số thứ tự của hình chiếu vào các ô của các bảng đó để chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) và phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3).
Trả lời:
- PPCG 1:
2 |
3 |
1 |
- PPCG 2:
1 |
|
3 |
2 |
Câu 6: Cho vật thể có các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1,2,3 như hình sau:
Em hãy đánh dấu (x) vào mẫu bảng như bảng ở Câu 4 (Vận dụng) để chỉ rõ sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.
Trả lời:
|
A |
B |
C |
Tên gọi hình chiếu |
1 |
x |
Hình chiếu cạnh |
||
2 |
x |
Hình chiếu bằng |
||
3 |
x |
Hình chiếu đứng |
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Cho mô hình ba chiều của các vật mẫu sau. Lập bản vẽ kĩ thuật gồm ba hình chiếu vuông góc của các vật thể đó.
- Giá chữ V:
- Tấm trượt ngang:
- Giá ngang:
Trả lời:
- Giá chữ V:
- Tấm trượt ngang:
- Giá ngang:
Câu 2: Bài tập thực hành:
Hãy vẽ ba hình chiếu vuông góc của đồ vật trong gia đình
Trả lời:
Học sinh tự vẽ theo lựa chọn của cá nhân.
=> Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc