Câu hỏi tự luận Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức.

BÀI 21: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT (13 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nêu các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng nhiều trong quá trình thiết kế kĩ thuật.

Trả lời:

Các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thiết kế kĩ thuật là: phương pháp động não, phương pháp sơ đồ tư duy, phương pháp điều tra, phương pháp SCAMPER, kĩ thuật đặt câu hỏi.

Câu 2: Các phương tiện chính để thực hiện các bước của thiết kế kĩ thuật gồm những gì?

Trả lời:

Các phương tiện chính để thực hiện các bước của thiết kế kĩ thuật gồm các tài liệu, sơ đồ, sách báo, mạng Internet, giấy và bút màu, máy tính và các phần mềm thiết kế, mô phỏng, máy quay video, dụng cụ đo, máy móc và dụng cụ gia công vật liệu,…

Câu 3: Nêu các bước áp dụng các phương pháp, phương tiện vào thiết kế kĩ thuật.

Trả lời:

Các bước áp dụng các phương pháp, phương tiện vào thiết kế kĩ thuật:

- Bước 1: Xác định vấn đề.

- Bước 2: Tìm hiểu tổng quan.

- Bước 3: Xác định yêu cầu cần đạt của sản phẩm.

- Bước 4: Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp.

- Bước 5: Xây dựng nguyên mẫu.

- Bước 6: Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp.

- Bước 7: Lập hồ sơ kĩ thuật.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phương pháp động não được sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Phương pháp động não được sử dụng để huy động những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo hoặc phân tích đẻ giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế kĩ thuật. Phương pháp này hoạt động thông qua thảo luận, nêu các ý tưởng tập trung vào vấn đề, không hạn chế các ý tưởng, từ đó rút ra những ý tưởng vượt trội nhất.

Câu 2: Phương pháp sơ đồ tư duy là gì? Phương pháp sơ đồ tư duy thường được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Sơ đồ tư duy là phương pháp dùng những từ khoá chính kết hợp cùng những đường nối, mũi tên, hình ảnh, kí hiệu, màu sắc.... theo các quy tắc đơn giản, dễ hiểu, từ đó xây dựng một sơ đồ tổng quát và cô đọng nhất.
Phương pháp sơ đồ tư duy được sử dụng trong một số giai đoạn của quy trình thiết kế như: giai đoạn xác định vần đề, tìm hiểu tổng quan và xác định yêu cầu giúp thể hiện rõ bối cảnh cụ thẻ của vấn đẻ, đánh giá nguồn lực để giải quyết vấn đề, làm rõ các yêu cầu kĩ thuật cũng như các yêu cầu cần đạt của sản phẩm.

Câu 3: Phương pháp điều tra là gì? Tác dụng của phương pháp điều tra là gì?

Trả lời:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp thu thập thông tin, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng.

Tác dụng của phương pháp điều tra: xác định vấn đề, kiểm chứng giải pháp của quy trình thiết kế kĩ thuật nhằm thu thập thông tin để xác định mục tiêu nghiên cứu, xác định vấn đề cần giải quyết, yêu cầu cần đạt của sản phẩm và đánh giá sản phẩm.

Câu 4: Kĩ thuật đặt câu hỏi là gì? Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Kĩ thuật đặt câu hỏi là một kĩ thuật tư duy bằng hệ thống các câu hỏi có mục đích, trình tự rõ ràng để tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và nghiên cứu sâu một vấn đề. Từ đó, lập và xây dựng kế hoạch đề giải quyết vấn đề, thiết kế và cải tiến sản phẩm theo yêu cầu thực tiến và nhu cầu của người dùng.

Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của thiết kế kĩ thuật. Trong đó, kĩ thuật này được sử dụng có hiệu quả cao trong giai đoạn xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan và xác định yêu cầu của sản phẩm.

Câu 5: Phương pháp SCAMPER là gì và được sử dụng khi nào?

Trả lời:

SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ,... đã có hay dự tính phát triển một sản phẩm mới, dựa vào việc đặt ra và giải đáp những câu hỏi thuộc bảy phương diện khác nhau. Các phương diện gồm: Thay thế (Subsiitute); Kết hợp (Combine); Thích nghỉ (Adapt); Thay đổi (Modify); Đổi cách dùng (Put to other uses); Loại ra (Eliminate), Sắp xếp lại, đảo ngược (Rearrange, Reverse).
Phương pháp SCAMPER được sử dụng trong các giai đoạn của quy trình thiết kế kĩ thuật như: đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp và xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp, điều chỉnh thiết kế. Nhờ vậy các giải pháp, sản phẩm trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn.

III, VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Kể tên một số phương tiện dùng để:

- Ghi chép.

- Đo.

- Làm những công việc gia đình.

Trả lời:

Các dụng cụ để:

- Ghi chép: các loại bút, bút nhớ, giấy nhớ, giấy,…

- Đo: Thước đo độ dài, thước đo góc, ê ke, compa, nhiệt kế, bình chia độ,…

- Làm những công việc gia đình: Máy khoan, súng bắn keo, tua vít, kìm,…

 

Câu 2: Sử dụng phương pháp động não để xác định một vấn đề về ảnh hưởng của tư thế ngồi của học sinh khi học tới sức khỏe của các em.

Trả lời:

- Bệnh đau lưng và mỏi khớp

- Bệnh vẹo cột sống

- Bệnh về mắt như cận thị,…

 

Câu 3: Hãy lập sơ đồ tư duy thể hiện những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế một chiếc bàn học sinh tiểu học.

Trả lời:

 

Câu 4: Đề xuất các câu hỏi và lập kế hoạch phỏng vấn phụ huynh, học sinh về mong muốn của phụ huynh, học sinh về chiếc bàn học của học sinh tiểu học.

Trả lời:

- Hình thức phỏng vẫn: phỏng vấn qua điện thoại, qua email, qua Internet, phỏng vấn trực tiếp...

- Một số câu hỏi phỏng vấn:

+ Bạn muốn mua một chiếc bàn cho học sinh tiểu học có thiết kế như nào?

+ Bạn muốn chất liệu của chiếc bàn học là gì?

+ Có tính năng đặc biệt nào của chiếc bàn học mà bạn mong muốn có không?

Câu 5: Lựa chọn một mẫu bàn học cho học sinh tiểu học, sử dụng phương pháp SCAMPER để đề xuất các cải biến cho sản phẩm đó. 

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện

*Gợi ý

- Bàn cần cải tiến những gì?

- Có thể thay đổi chất liệu được không?

- Có muốn thêm những tiện ích gì không?

- Cần có giải pháp nào chống ngồi sai tư thế của học sinh…

Câu 6: Em hãy chọn một không gian, một chủ đề hoặc một đối tượng quanh em để quan sát và tập đặt câu hỏi, phát hiện điều bất tiện hay một vấn đề cần giải quyết (nhà ăn của trường học, nhà bếp, mùa màng, người lao động, các vật dụng...)

Trả lời:

Đặt câu hỏi về nhà ăn trường học:

- Nhà ăn mục đích phục vụ đối tượng nào?

- Sản phẩm phục vụ của nhà ăn là gì?

- Thời gian mở của nhà ăn?

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Thực hiện các yêu cầu sau

1, Hãy nêu phương pháp hỗ trợ cho quá trình thiết kế kĩ thuật trong từng giai đoạn. Hãy áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để phát hiện một vấn đề trong nhà em hoặc ở nơi em sống.

2, Đề xuất một số phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật phù hợp với việc giải quyết vấn đề em vừa nêu ở Câu 1 (Vận dụng cao).

Trả lời:

1, Phương pháp hỗ trợ cho quá trình thiết kế kĩ thuật:

Giai đoạn

Phương pháp hỗ trợ

1. Xác định vấn đề

Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tìm hiểu tổng quan

Phương pháp điều tra

3. Xác định yêu cầu cần đạt của sản phẩm

Phương pháp SCAMPER

4. Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp

Phương pháp động não, sơ đồ tư duy

5. Xây dựng nguyên mẫu

Các phần mềm hỗ trợ vẽ kĩ thuật, các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công cơ khí...

6. Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp

Phương pháp điều tra

7. Lập hồ sơ kĩ thuật

 

 * Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để phát hiện một vấn đề trong nhà em hoặc ở nơi em sống:

Khi thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập

- Tại sao lại thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập?

- Yêu cầu đối với hộp đựng đồ dùng học tập là gì?

- Hộp đựng đồ dùng học tập đã đảm bảo tính thẩm mĩ chưa?

2, Một số phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật phù hợp với việc giải quyết vấn đề em vừa nêu.

- Vật dụng ghi chép

- Dụng cụ đo

- Vật liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay