Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 12. THỦY QUYỂN, NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

(21 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thủy quyển là gì?

Trả lời: 

Thuỷ quyền là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biến và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,... Thuỷ quyền có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyền.

Câu 2: Trình bày sự phân bố của thủy quyển?

Trả lời:

Thuỷ quyền phân bố không đều, chủ yếu là nước mặn chiếm khoảng 97,5%, nước ngọt rất ít chỉ khoảng 2,5%, phân bố ở trên lục địa.

Câu 3: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chế độ nước sông?

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: Nguồn cung cấp nước sông và các nhân tố tự nhiên khác.

Câu 4: Hồ là gì?

Trả lời:

Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông trực tiếp với biển. Độ sâu của hồ từ vài mét tới hàng trăm mét, đôi khi đạt trên 1.000 m (hồ Bai-can có độ sâu tới 1 741 m).

Câu 5: Nước băng tuyết có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của nước băng tuyết: 

- Bao phủ 10% diện tích lục địa. 

- Nước bằng tuyết có tác dụng quan trọng trong điều hoà nhiệt độ Trái Đất

- Cung cấp nước ngọt – chiếm gần 70% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. 

Câu 6: Trình bày đặc điểm của nước ngầm?

Trả lời:

Đặc điểm của nước ngầm: 

- Mực nước ngầm luôn thay đổi, phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước. 

- Thực vật làm tăng khả năng thấm và giảm quá trình bốc hơi của nước ngầm. 

- Nước ngầm giữ vai trò cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy và chống sụt lún....

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo nguồn gốc hình thành, hồ được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Dựa trên nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính, cụ thể là:

– Hồ có nguồn gốc nội sinh: hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn như hồ Bai-can, hồ Vích-to-ri-a (Victoria – Kê-ni-a, U-gan-đa (Uganda), Tan-da-ni-a (Tanzania))..; hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt như Biển Hồ ở Pleiku (Việt Nam), hồ Crây-tơ,... 

– Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: hồ do băng hà tạo ra như Ngũ Hồ (Ca-na-đa, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn (Ca-na-đa); hồ bồi tụ do sông như hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam).

Ngoài ra, còn có hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống như hồ Ka-ri-ba (Kariba - Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Dăm-bi-a (Zambia)), hồ Dầu Tiếng, hồ Hoà Bình (Việt Nam),...

Câu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông?

Trả lời:

– Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn.

- Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc bề ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.

Câu 3: Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?

Trả lời:

Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới: xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước,...

- Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm;...

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doại giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất,...

Câu 4: Nước trên Trái Đất được cân bằng như thế nào?

Trả lời:

- Cân bằng nước là lượng nước thu vào và lượng nước mất đi. Trên lục địa, nước thu vào là nước mưa, nước mất đi do bốc hơi và dòng chảy ra. Trên đại dương, nước thu vào là nước mưa, dòng chảy vào, nước mất đi là do bốc hơi.

- Cả lục địa và đại dương, lượng nước thu vào bằng lượng nước mất đi.

Câu 5: Khí hậu có tác động như thế nào đến chế độ nước sông?

Trả lời:

Tác động của khí hậu đến chế độ nước sông:

- Sự thay đổi từ Xích đạo về cực của khí hậu làm cho chế độ nước của sông cũng có sự thay đổi theo: Sống ở Xích đạo quanh năm đầy nước, sống ở nhiệt đới có hai mùa nước đầy và kiệt trong năm, sống ở ôn đới thường đóng băng vào mùa đông, đến mùa xuân tan băng có nước lớn, sông ở vùng cực gần như đóng băng quanh năm,...

- Các kiểu khí hậu khác nhau cũng làm cho chế độ nước sông khác nhau: Sông ở nhiệt đới gió mùa có lượng nước trong mùa lũ lớn gấp nhiều lần trong mùa kiệt, sống ở nhiệt đới lục địa rất ít nước và thường cạn dòng vào mùa khô, sông ở ôn đới hải dương quanh năm đầy nước, lớn nhất vào mùa xuân, sông ở ôn đới lục địa thường nhiều nước vào mùa hạ, mùa đông rất ít nước; sông ở nơi có kiểu khí hậu địa trung hải thưởng nhiều nước vào thu đông, ít nước vào mùa hạ,…

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là gì?

Trả lời:

Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước:

Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.

Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.

Câu 2: Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm?

Trả lời:

- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.

+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp.

+ Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao.

Câu 3: Chứng minh rằng chế độ nước của các con sông trên Trái Đất có sự khác nhau?

Trả lời:

- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn cung cấp nước (mưu, bằng tuyết, nước ngầm), địa thế, thực vật và hộ đảm, hoạt động của con người.

- Các yếu tố này trên Trái Đất khác nhau ở các khu vực khác nhau nên chế độ nước của các con sông khác nhau. Ví dụ, sống ở Xích đạo dây nước quanh năm do có mưa thường xuyên quanh năm, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa có lượng nước vào mùa lũ chiếm 85% lượng nước cả năm do trùng vào thời ki mùa mưa, sống ở khu vực ôn đới lạnh và vùng cực thưởng đồng bằng quanh năm, vào mùa xuân do bằng tuyết tan nên sống có nước dâng cao,…

Câu 4: Chứng minh rằng sự tuần hoàn của nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa?

Trả lời:

- Vì, khi nước từ đại dương chuyển thành hơi nước nó đã hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn trên mặt đại dương và khi di chuyển vào lục địa gặp điều kiện thuận lợi sẽ thành mưa, nó lại tỏa ra một nhiệt lượng bằng lượng nhiệt đã hấp thụ ở đại dương.

- Thông qua hiện tượng bốc hơi, ngưng tụ, nước đã vận chuyển một lượng nhiệt vào lục địa nên vòng tuần hoàn nước giữa đại dương và lục địa là một quá trình trao đổi nhiệt ẩm (vì để bốc hơi một gam nước phải cần 600 calo, khi nước rơi sẽ trả lại đúng một lượng nhiệt như vậy cho khí quyển).

Câu 5: Chứng minh rằng nước trên Trái Đất có sự tuần hoàn?

Trả lời:

- Dưới tác động của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi, nước bốc hơi và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như hơi nước, mây, sương,...

- Khi gặp điều kiện thích hợp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước lớn và dưới tác dụng của trọng lực, rơi xuống mặt đất (có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như mưa, mưa đá, tuyết rơi,...).

- Nếu hơi nước từ đại dương (hoặc nước trên mặt đất) bốc lên, ngưng tụ rồi rơi xuống. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ của sự bốc hơi.

- Nếu nước từ đại dương bốc hơi lên được gió đưa vào đất liền thì:

+ Một phần nhỏ nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi trở về khí quyển.

+ Bộ phận lớn hơn chia ra nhiều phần:

  • Chảy thành dòng, ngấm xuống sâu tạo thành mạch ngầm, cung cấp nước cho các sông, suối, giếng,.. và chảy ra biển.
  • Phần khác đọng lại trong các ao, hồ, đầm hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh tạo thành lớp phủ băng tuyết.
  • Phần cuối cùng bị thổ nhưỡng các sinh vật giữ lại trong đất hoặc bản thân cây hấp thụ giữ lại.

- Như vậy, tất cả các loại nước trên Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu.

- Điều hòa chế độ nhiệt, ẩm giữ đại dương và lục địa.

Tất cả các bộ phận của nước như đã phân tích ở trên, cuối cùng sẽ trở về đại dương rồi lại tiếp tục bốc hơi.

→ Trong quá trình thực hiện các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không hề bị hao hụt.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín.

Trả lời:

- Nước trong tự nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác dưới dạng các vòng tuần hoàn nước.

- Vòng tuần hoàn nhỏ: diễn ra trên phạm vi hẹp, nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.

- Vòng tuần hoàn lớn: diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi....

- Vòng tuần hoàn nước có tác động sâu sắc tới khí hậu, chế độ thủy văn, làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Chứng minh rằng khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy?

Trả lời:

Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy do: 

- Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần. 

- Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.

- Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ. 

- Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.

Câu 3: Các sông chảy ở Xích đạo quanh năm lúc nào cũng đầy nước, sông chảy ở vùng ôn đới lạnh về mùa xuân thường có lũ lụt lớn, sông ở khu vực khí hậu cận nhiệt địa trung hải vào mùa hạ thường kiệt nước, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa thường có chế độ nước the mùa và thất thường. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Ở Xích đạo có mưa nhiều quanh năm nên sông ngòi quanh năm lúc nào cũng đầy nước. Ví dụ: sông A-ma-dôn (ở Bra-xin) nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào quanh năm; sông lại có nhiều phụ lưu (500 phụ lưu) nằm hai bên đường Xích đạo, nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước.

- Ở vùng ôn đới lạnh vào mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Ví dụ: Sông I-ê-nit-xây (ở Liên Bang Nga) chảy từ nam lên bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu. Trong lúc đó, ở hạ lưu băng chưa tan, nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn.

- Ở khu vực khí hậu địa trung hải về mùa hạ mưa ít nên sông thường kiệt nước, đến thu đông có mưa sông mới nhiều nước hơn.

- Ở khu vực nhiệt đới gió mùa trong năm có một mùa mưa (chiếm đến 85% lượng mưa cả năm) và một mùa khô ít mưa nên sông tương ứng có một mùa lũ và một mùa kiệt; mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường.

Câu 4: Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông vì :

– Sông ở vùng này thường có hiện tượng đóng băng vào mùa đông.

– Mùa xuân, băng ở phía thượng nguồn (phía nam) tan trước, cung cấp lượng nước lớn cho sống.

– Phần hạ lưu đến lúc này (đầu xuân) băng chưa tan, tạo nên đê chắn nước làm ngập vùng cửa sông, hình thành vùng đầm lầy.

Câu 5: Vòng tuần hoàn của nước cũng là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Có hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: diễn ra trên phạm vi hẹp, nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.

+ Vòng tuần hoàn lớn: diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi...

- Giải thích: Thông qua hai vòng tuần hoàn trên, ta thấy nước muốn thực hiện được các giai đoạn của quá trình tuần hoàn thì luôn phải sử dụng đến năng lượng, mà yếu tố quan trọng là nhiệt độ. Đồng thời, thông qua hai vòng tuần hoàn trên, năng lượng và vật chất cũng được biến đổi từ dạng này qua dạng khác mà không bị mất đi.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 12: Thuỷ quyển, nước trên lục địa (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay