Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 8. KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Khí quyển là gì?

Trả lời: 

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

Câu 2: Khí quyển có cấu trúc gồm những tầng nào?

Trả lời: 

Khí quyển có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. Một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao khoảng 5 km.

Câu 3: Thành phần không khí trong khí quyển bao gồm những yếu tố nào?

Trả lời: 

Thành phần không khí trong khí quyển gồm: khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích không khí), khí oxy (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí carbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí). 

Câu 4: Sự phân bố nhiệt độ trung bình chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

Trả lời: 

Sự phân bố nhiệt độ trung bình trên Trái Đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ và Mặt Trời.

Câu 5: Nhiệt độ không khí phân bố theo những yếu tố nào?

Trả lời: 

Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất phân bố theo vĩ độ; theo lục địa và đại dương; theo địa hình.

Câu 6: Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời: 

Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất phân bố không giống nhau, phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình,…

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của 5 tầng khí quyển?

Trả lời:

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm uyển thành năm tầng. 

– Tầng đối lưu: 

+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực khoảng 8 km.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật,...

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.

– Tầng bình lưu: 

+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.

+ Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang.

+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.

+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10C.

– Tầng giữa:

+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.

+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70°C đến - 80°C ở đỉnh tầng.

– Tầng ion (tầng nhiệt): không khí hết sức loãng, chức nhiều ion.

– Tầng ngoài: không khí rất loãng, chủ yếu là khí heli và hiđrômate

Câu 2: Phân tích đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất?

Trả lời: 

Đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất

* Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu. Ranh giới của các vòng đai nhiệt được xác định dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C và các đường đẳng nhiệt 10°C và 0°C của tháng nóng nhát.

* Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương

  • Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và toả nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước. Vì vậy vào mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; còn vào mùa đông. lục địa có nhiệt độ thắp hơn đại dương. Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa đểm nằm gần đại dương.
  • Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thắp nhất đều nằm trên lục địa. Hoang mạc Xa-ha-ra là nơi có nhiệt độ trung binh năm cao nhất, tới trên 40°C. Lục địa Nam Cực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất, có nơi xuống tới -57°C.
  • Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa, do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh.

* Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ không khí trong tằng đối lưu giảm dân theo độ cao, trung bình giảm đi 0,6°C khi độ cao tăng lên 100 m. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc chiêu của tia sáng mặt trời tới bê mặt đât.

Câu 3: Địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ không khí?

Trả lời: 

Ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ không khí

- Độ cao: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C. Nguyên nhân: Càng lên cao, bức xạ của mặt đất càng mạnh, đồng thời không khí càng trong sạch và càng ít hơi nước nên hấp thụ nhiệt ít hơn.

- Hướng phơi của sườn núi làm thay đổi nhiệt độ không khí:

+ Sườn núi đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất nắng.

+ Sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn, nên nhận được lượng nhiệt cao hơn.

+ Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) nhỏ hơn, nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn.

- Độ dốc: Cùng hướng sườn phơi nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải, do sườn dốc có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn hơn.

Câu 4: Khí quyển có vai trò như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?

Trả lời: 

- Cung cấp khí ôxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.

- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).

- Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất.

- Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển. 

- Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên). Khuyếch tán ánh sáng tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,...

- Như vậy, khí quyển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trình bày sự phân bố các khối khí và các frông theo thứ tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất?

Trả lời: 

Mỗi bán cầu có 4 khối khí được phân bố như sau :

- Khối khí bắc cực và nam cực rất lạnh (ký hiệu A)

- Khối khí ôn đới lạnh (ký hiệu P)

- Khối khí chí tuyến rất nóng (ký hiệu T)

- Khối khí xích đạo nóng ẩm (ký hiệu E)

- Frông địa cực (FA) -

- Frộng ôn đới (ký hiệu FP)

Câu 2: Ở xích đạo và ở cực có sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt. Giải thích tại sao?

Trả lời: 

- Nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt độ năm, biên độ nhiệt độ ngày đêm) ở Xích đạo và cực khác nhau do tác động của lượng bức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và tính chất của bề mặt đệm. - Ở Xích đạo:

+ Góc nhập xạ lớn, hai lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng bức xạ mặt trời lớn nên nhiệt độ trung năm cao. bình

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm nhỏ, thời gian chiếu sáng bằng nhau giữa hai mùa (ngày đêm luôn bằng nhau) nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ.

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn, ban đêm bức xạ nhiệt mạnh nên biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

- Ở cực:

+ Góc nhập xạ nhỏ, lượng bức xạ mặt trời nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm thấp.

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm rất lớn, thời gian chiếu sáng giữa hai mùa rất lớn (6 tháng ngày, 6 tháng đêm).

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời nhỏ, ban đêm không có bức xạ mặt trời nên biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ.

Câu 3: Những tác nhân nào làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây biến đổi khí hậu?

Trả lời: 

Những tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu:

Hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái Đất nóng lên, khí thải công nghiệp, đặc biệt là CO2 có thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển Trái Đất và làm cho nhiệt độ trung bình của lớp khí quyển sát mặt đất có thể gia tăng lên từ 0,9 đến 2,6°C trong vòng một thế kỉ. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu sẽ làm cho lớp băng hà vĩnh cửu ở hai chỏm cực tan ra. Băng tan sẽ làm quá trình thu nhiệt mạnh, nó có thể gây ra những đợt lạnh dữ dội từ hai cực tràn về các vĩ độ thấp. Băng tan sẽ làm mực nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng châu thổ trồng lúa, nơi cung cấp 1/2 lượng lương thực cho nhân loại.

- Sự phá hoại tầng ôzôn (O,): Thủ phạm chính gây ra thủng tầng ôzôn là chất CFC, chất khí gas được nạp vào các thiết bị làm lạnh. Khi các dụng cụ - này bị hỏng, CFC, thoát ra và nhanh chóng xâm nhập lên cao gây phản ứng hóa học với O, ở tầng ôzôn (gây ra bệnh ung thư da và các bệnh về mắt,..).

- Hiện tượng mưa axit: Các khí độc như: SO2, NO, thải ra từ các nhà máy thường bao quanh các hạt bụi trong khí quyển mà các hạt bụi này lại là hạt nhân ngưng đọng hơi nước để tạo ra các giọt nước rơi. Sự chuyển đổi các khí độc trên thành axit diễn ra trong khí quyển tạo thành mưa axit. Mưa axit gây tác hại ăn mòn các công trình xây dựng, hư hại mùa màng,...

Câu 4: Để bảo vệ môi trường, toàn cầu phải chung tay thực hiện những giải pháp nào?

Trả lời:

- Chấm dứt chiến tranh, chấm dứt chạy đua vũ trang và chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

- Thực hiện công ước quốc tế về Luật Môi trường. 

- Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.

Câu 5: Không khí có những tác hại nào?

Trả lời:

- Đối với sức khỏe con người: gây các bệnh về da, đường hô hấp.

- Đối với động, thực vật và các công trình xây dựng:

+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Gây nên các hiện tượng ăn mòn, nứt nẻ, mất màu. đối với các công trình xây dựng.

Câu 6: Tại sao nhiệt độ càng lên cao càng giảm ở tầng đối lưu?

Trả lời:

Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm là do: 

- Các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên (bề mặt đất nhận được 47% lượng bức xạ mặt trời); sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn, nhiệt đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ. 

- Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm nhất và tháng thấp nhất ở mỗi bán cầu.

Câu 7: Tầng đối lưu có vai trò như thế nào đối với sự sống?

Trả lời:

Vai trò của tầng đối lưu đối với sự sống:

- Là môi trường sinh sống chủ yếu của đa số các loài sinh vật trên Trái Đất.

- Tập trung phần lớn lượng hơi nước (3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4km trở xuống) có tác dụng giữ tới 60% lượng nhiệt Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và tỏa vào không khí, giúp ban đêm đỡ lạnh. thành những 

- Chỉ chiếm 0,33% khí CO, trong thành phần không khí, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt bề mặt Trái Đất tỏa vào không gian.

- Các phần tử vật chất rắn như: tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,.. trong tầng đối lưu có tác dụng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời chúng còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh tạo thành sương mù, mây, mưa,... Do vậy, mà các phần tử rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng đối lưu giảm theo độ cao.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vào ngày hè, trời nhiều mây thì đỡ nóng; đêm đông, trời nhiều mây thì đỡ rét và trời ít mây thì rét hơn. Giải thích tại sao? 

Trả lời: 

- Mây có vai trò quan trọng trong việc giữ bớt bức xạ mặt trời và ngăn bớt sự tỏa nhiệt của Trái Đất.

- Ngày hè có nhiều mây thì mây sẽ phản xạ và hấp thụ một phần bức xạ mặt trời làm cho mặt đất bớt nóng.

- Đêm đông có nhiều mây thì mây sẽ ngăn bớt sự tỏa nhiệt của Trái Đất, làm cho đỡ rét.

- Đêm đông trời quang mây, Trái Đất mất nhiệt nhiều hơn nên rét hơn.

Câu 2: Tại sao chế độ gió thổi suốt năm và theo mùa, đều phụ thuộc vào sự chuyển động của các frông?

Trả lời: 

Chế độ gió thổi suốt năm hay theo mùa phụ đều thuộc vào sự chuyển động của frông vì:

- Các frông không cố định và di chuyển tùy mùa theo các khối khí:

+ Mùa đông, các khối khí nóng thu hẹp lại trong khi các khối khí lạnh mở rộng về phía Xích đạo, các frông tiến về phía Xích đạo.

+ Mùa hè, các khối khí lạnh thu hẹp, các khối khí nóng mở rộng về phía cực, các frông tiến về phía cực.

- Sự chuyển dịch của frông theo các khối khí đã điều khiển chế độ gió thổi suốt năm và gió theo mùa cụ thể:

+ Chuyển động của frông ôn đới (HFP) điều khiển chế độ gió ở vùng ôn đới. 

+ Chuyển động của dải hội tụ nhiệt đới điều khiển chế độ gió Mậu dịch và gió mùa ở vùng nhiệt đới.

Câu 3: Đối với nhiệt độ không khí tầng đối lưu; hơi nước, khí CO2 và các phần tử vật chất rắn có ý nghĩa như thế nào? 

Trả lời: 

- Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ mặt trời rồi toả vào không khí được hơi nước giữ lại 60%, do đó không có hơi nước, mặt đất sẽ lạnh đi rất nhiều. Hơi nước tập trung ở dưới thấp, khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống. Càng lên cao, ít hơi nước, nhiệt độ giảm.

- Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong thành phần khí quyển, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian. Do vậy, khi không có khí CO2, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ CO2 tăng lên sẽ giữ lại lượng nhiệt nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Các phần tử vật chất rắn (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời làm cho ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.



=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay