Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 5: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
(25 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
Trả lời:
+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23"27N (ngày 22–12) cho tới 23°27′B (ngày 22–6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
Câu 2: Trình bày hiện tượng mùa của Trái Đất?
Trả lời:
+ Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
+ Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.
+ Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông.
+ Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21−3), hạ chí (22–6), thu phân (23–9) và đông chí (22−12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu bắc.
Câu 3: Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?
Trả lời:
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
+ Trong khoảng thời gian từ ngày 21–3 đến ngày 23–9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.
+ Trong khoảng thời gian từ ngày 23-9 đến ngày 21–3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.
+ Riêng hai ngày 21–3 và ngày23–9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.
+ Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
Câu 5: Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa của Trái Đất?
Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất
Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66⁰33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm dẫn đến trong năm có các mùa khác nhau.
Câu 6: Thời gian nào trong năm tất cả địa điểm đều nhìn thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây?
Trả lời:
Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9) mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.
Câu 7: Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì?
Trả lời:
Khi góc nhập xạ bằng 90⁰ (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), lúc đó Mặt Trời lên thiên đỉnh.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Giờ địa phương và giờ khu vực khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời:
Giờ địa phương | Giờ khu vực |
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời) | Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế |
Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn | Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ. Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông |
Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời | Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu vực (giờ quốc tế) |
Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ mặt trời | Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó. Giờ ở khu vực số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7 |
Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể | Có ý nghĩa quốc tế |
Câu 2: Giữa hai chí tuyến, sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời diễn ra thế nào?
Trả lời:
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 6633' dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.
Câu 3: Ở 2 bán cầu, ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm dài nhất?
Trả lời:
Bán cầu Bắc | Bán cầu Nam | |
Thời gian ban ngày dài nhất | Ngày Hạ chí (22/6) | Ngày Đông chí (22/12) |
Thời gian ban ngày ngắn nhất | Ngày Đông chí (22/12) | Ngày Hạ chí (22/6) |
Câu 4: Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm?
Trả lời:
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm do: trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.
Câu 5: Nếu trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình chuyển động thì hiện tượng gì xảy ra?
Trả lời:
Nếu trong quá trình chuyển động, trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì hiện tượng xảy ra là:
- Góc nhập xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất luôn cố định không thay đổi ở từng vùng (từ Xích đạo đến cực).
- Ngày và đêm ở mọi nơi trên Trái Đất dài bằng nhau.
- Từng vùng:
+ Nhiệt đới: Khí hậu không có sự thay đổi gì so với hiện nay (nóng quanh năm).
+ Ôn đới: Quanh năm có khí hậu “như mùa xuân”.
+ Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn.
Câu 6: Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ thế nào nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục? Tại sao?
Trả lời:
* Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất
- Trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm luân phiên nhau. -
- Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm bằng nhau.
- Độ dài ngày và đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24 giờ.
Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có ngày và đêm cùng một lúc.
* Giải thích
- Do Trái Đất hình khối cầu.
Do Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn thẳng đứng.
Do trục Trái Đất trùng với đường phân chia sáng tối, tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều có phần diện tích được chiếu sáng và che khuất bằng nhau.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Ở bán cầu Bắc, thời gian nửa năm mùa nóng và thời gian nửa năm mùa lạnh không bằng nhau. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Ở Bắc bán cầu thời gian nửa năm mùa nóng và thời gian nửa năm mùa lạnh không bằng nhau do:
- Trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 6633 và không đổi phương trong không gian.
- Quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời là hình elip gần tròn mà Mặt Trời là - một tiêu điểm, nên:
+ Khi Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời (mùa nóng ở Bắc bán cầu) thì Trái Đất xa Mặt Trời nhất (tháng 7), lúc đó lực hút giữa hai thiên thể là bé nhất, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo chậm nhất, mùa nóng kéo dài đến 186 ngày.
+ Khi Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời (mùa nóng ở Nam bán cầu hay mùa lạnh ở Bắc bán cầu) thì Trái Đất gần Mặt Trời nhất (tháng 1), lúc đó lực hút giữa hai thiên thể là lớn nhất, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo nhanh nhất, mùa lạnh ở Bắc bán cầu chỉ kéo dài đến 179 hoặc 180 ngày (năm nhuận).
Như vậy, nửa năm mùa nóng và nửa năm màu lạnh ở Bắc bán cầu chênh nhau 6 đến 7 ngày.
Câu 2: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời thì trên bề mặt Trái Đất sẽ có những hiện tượng gì xảy ra?
Trả lời:
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm.
- Ngày dài sáu tháng, đêm dài sáu tháng.
- Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm trở nên rất lạnh.
- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó, hình thành những luồng gió cực mạnh.
- Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.
Câu 3: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà đứng yên trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời thì có diễn ra hiện tượng ngày đêm không? Giải thích tại sao?
Trả lời: .
Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà đứng yên trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời thì trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Tại mọi địa điểm trên Trái Đất khi ấy sẽ chỉ có một ngày và một đêm. Vì, trong suốt quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong không gian.
Câu 4: Ở nửa bán cầu Bắc, ngày hạ chí (22/6) chưa phải là ngày nóng nhất. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thụ được một lượng nhiệt nhỏ. Sau khi mặt đất hấp thụ phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời không khí nóng lên nhờ nhiệt từ mặt đất (gọi là bức xạ mặt đất).
- Không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng mặt trời mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.
- Nếu mặt đất tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không gian.
- Trong một ngày Mặt Trời lên cao nhất lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó, mặt đất sẽ hấp thụ được một lượng nhiệt nhiệt lớn nhất, nhưng nhiệt độ không khí chưa phải là cao nhất. Vì mặt đất phải tích đủ một bức xạ nhiệt lớn nhất cho đối thời lượng nhiệt lớn mới bức xạ nhiệt lớn nhất. Do đó, thời gian vào khoảng từ lúc 13 giờ nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất.
- Trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo lượng nhiệt của mặt đất tích lũy được. Chính vì vậy sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích lũy nhiều nhiệt, nhiệt độ tăng cao, nên thời kì nóng nhất trong năm phải vào vài tuần sau ngày hạ chí.
Câu 5: Chứng minh rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống?
Trả lời:
- Vị trí: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển. BOOK SOS
- Khối lượng và kích thước: vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.
+ Cung cấp cho sinh vật: nitơ, ôxy, hơi nước,...
+ Điều hòa nhiệt độ: ngày – đêm, giữa các mùa.
+ Bảo vệ sinh vật trên mặt đất: hấp thụ tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của các thiên thạch,...
- Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó mà nhiệt độ giữa ngày – đêm được điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại.
- Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời: -
+ Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình
elip gần tròn.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 6633 và không đổi phương, đã tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng Mặt Trời vào các ngày chí lên tới 1 góc 90° ở đường chí tuyến Bắc hoặc Nam, làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa, tạo cho sự sống tồn tại và phát triển.
Câu 6: Tại sao mùa hạ ở vùng ôn đới bán cầu Nam lại dài hơn ở bán cầu Bắc?
Trả lời:
- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở vùng ôn đới của bán cầu Nam.
- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời gian dài hơn (186 ngày ),
- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thời gian ngắn hơn (179 ngày ).
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng như thế nào tới giải áp thấp Xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới?
Trả lời:
- Dải áp thấp Xích đạo được hình thành do nhiệt lực, liên quan trực tiếp đến bức xạ mặt trời. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải áp thấp Xích đạo về phía bán cầu mùa hạ.
+ Vào tháng 1: Dải áp thấp Xích đạo di chuyển xuống bán cầu Nam khoảng 15° vĩ tuyến ở trên các lục địa vì bản cầu Nam là mùa hạ.
+ Vào tháng 7: Dài áp thấp Xích đạo di chuyển lên bán cầu Bắc vì bán cầu Bắc là mùa hạ.
- Ảnh hưởng đến mùa ở vùng nhiệt đới:
+ Tử 21/3 đến 23/9: Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh.
+ Từ 23/9 đến 21/3 (năm sau): Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh.
Câu 2: Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này do:
- Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 6633'. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027.
Câu 3: Tại sao lại có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu?
Trả lời:
+ Từ ngày 21 – 3 đến ngày 23 – 9 là thời kì nóng ở bán cầu Bắc. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời hơn so với thời gian từ ngày 23 – 9 đến ngày 21 – 3. Do vậy, sức hút của Mặt Trời yếu hơn, vận tốc Trái Đất giảm, Trái Đất chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết chặng đường này.
+ Từ ngày 23 – 9 đến ngày 21 – 3 là thời kì nóng ở bán cầu Nam. Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn, sức hút của Mặt Trời mạnh hơn, nên vận tốc của Trái Đất tăng. Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện quãng đường còn lại.
Câu 4: Tại sao mùa ở 2 bán cầu lại trái ngược nhau?
Trả lời:
Mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau là do:
- Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 3 đến ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông.
- Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến ngày 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông.
Câu 5: Tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở các nước thuộc vĩ độ trung bình thì bốn mùa thay đổi rõ rệt. Ở bán cầu Bắc:
- Mùa xuân từ ngày 21–3 đến ngày 22–6, tiết trời ấm vì Mặt Trời bắt đầu di chuyển từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần vì mới bắt đầu tích lũy, nên nhiệt độ chưa cao.
- Mùa hạ từ ngày 22–6 đến ngày 23–9, tiết trời nóng bức vì góc nhập xạ lớn, nhiệt được tích lũy nhiều.
- Mùa thu từ ngày 23–9 đến ngày 22−12, tiết trời mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm xuống nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hạ.
- Mùa đông từ ngày 22–12 đến ngày 21–3, tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.
Câu 6: Hiện tượng đêm trắng là gì? Hiện tượng đêm trắng thường xảy ra ở những nơi nào và do đâu?
Trả lời:
Hiện tượng đêm trắng là hiện tượng đêm chưa buông xuống thì đã có bình minh (đêm chưa đầy nửa tiếng).
Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao vào mùa hè, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt.
Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra.
=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết)