Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 13: Nước biển và đại dương

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Nước biển và đại dương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 13. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

(19 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương?

Trả lời:

Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và đại dương là khoảng 17 C. Tuy nhiên, nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác. Cụ thể, ở Xích đạo là 27 – 29°C, ở ôn đới là 15 – 16°C, ở hàn đới là dưới 1°C Ở các biển, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau: Biển Đen là 26°C, biển Ban-tích (Baltic) là 17°C, biển Ba-ren (Barents) là 3°C. Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn, đặc biệt ở khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.

Câu 2: Trình bày đặc điểm độ muối trung bình của nước biển và đại dương?

Trả lời:

Độ muỗi là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nước biển. Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰. Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa. Ví dụ: độ muối của Biển Đông là khoảng 33‰, Địa Trung Hải là 39‰, Biển Đỏ là 45‰,...

Câu 3: Sóng biển là gì?

Trả lời:

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Câu 4: Nêu nguyên nhân hình thành sóng biển?

Trả lời:

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn. Sóng thường ở lớp trên của biển và đại dương, cao khoảng vài mét.

Câu 5: Thủy triều là gì?

Trả lời:

Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất. Thuỷ triều ở nhiều nơi có thể lên tới 10 – 18 m, thuỷ triều ở vùng ôn đới cao hơn vùng nhiệt đới.

Câu 6: Nêu nguyên nhân hình thành thủy triều?

Trả lời:

Nguyên nhân do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất – triều cường. 

- Ngược lại, khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất – triều kém.

Câu 7: Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Biển và đại dương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của con người như:

 - Đối với phát triển kinh tế: biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,..; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,...

- Đối với xã hội: biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới, là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển,...

Ngoài ra, biến và đại dương còn có vai trò quan trọng đối với môi trường và hệ

sinh thái. 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa độ muối của nước biển với nhiệt độ không khí?

Trả lời:

- Độ muối thay đổi tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển. Độ bốc hơi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí nên độ muối chịu tác động của nhiệt độ không khí.

- Độ muối (tỉ lệ muối) trung bình của nước biển là 35%, nhưng thay đổi theo vĩ độ: Ở dọc Xích đạo, nhiệt độ trung bình năm cao, nên độ muối cao (34,5%%); ở vùng chí tuyến do nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo, bốc hơi mạnh, mưa ít hơn Xích đạo nên độ muối lớn nhất (36,8%%); gần hai cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, độ bốc hơi kém, nên độ muối giảm (chỉ còn 34%%).

Câu 2: Nước biển có những thành phần gì và tỉ trọng của nước biển như thế nào?

Trả lời:

- Nước biển có chứa các chất muối, khí (ôxi, nitơ, cacbonic,...) và chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật. Trong nước biển, nhiều nhất là các muối khoáng; trung bình mỗi kilôgam nước biển có 35 gam muối khoáng, trong đó 77,8% là muối natri clorua tức muối ăn.

+ Tỉ lệ muối hay độ muối trung bình của nước biển là 3,5%, nhưng độ muối cũng thay đổi tùy thuộc vào tượng quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển như: Biển Đỏ có độ muối lên tới 4,3%, trong khi biển Ban–tích có độ muối thấp nhất, có nơi chỉ còn 0,35%.

+ Độ muối ở biển và đại dương thay đổi theo vĩ độ:

  • Dọc Xích đạo, độ muối là 3,5%.
  • Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 3,68%.
  • Gần hai cực, độ muối chỉ còn 3,4%.

- Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. Độ muối càng cao thì tỉ trọng nước biển càng lớn, tuy nhiên xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở mọi nơi đều đồng nhất, nên ủ trọng cũng dần dần đồng nhất.

Câu 3: Các nhân tố tác động như thế nào tới nhiệt độ nước biển?

Trả lời:

Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: Nhiệt của bức xạ mặt trời và khí quyển, nhiệt của Trái Đất, nhiệt độ năng, nhiệt bốc hơi, nhiệt bức xạ nước biển, nhiệt trao đổi đối lưu,...

- Nhiệt bức xạ của Mặt Trời và khí quyển

+ Nước biển hấp thụ nguồn nhiệt lượng của Mặt Trời để tạo thành nhiệt độ. Nhiệt nhận được của bức xạ mặt trời phụ thuộc vào các điều kiện: độ cao mặt trời và vĩ độ địa lí; chiều dày và độ trong suốt, lượng hơi nước và CO, trong khí quyển.

+ Lớp khí quyển bên trên bức xạ xuống mặt nước biển. Lượng nhiệt này chủ yếu đọng lại ở lớp mặt. Tuy nhiên, nhờ các quá trình động lực biển như: sóng, triều, đối lưu,... nên nhiệt đã truyền được xuống sâu hơn.

- Nhiệt Trái Đất: Trong lòng Trái Đất có một lượng nhiệt lớn. Do đó, Trái Đất thường xuyên cung cấp nhiệt cho nước biển, nhất là ở các đáy biển sâu. Tuy nhiên, lượng nhiệt này rất nhỏ, không đáng kể.

- Nhiệt động năng: Nước biển cũng luôn chuyển động, nhất là sóng và thuỷ triều. Trong quá trình chuyển động này nước biển cũng tạo ra một năng lượng nhất định. Một phần năng lượng đã được chuyển thành nhiệt năng. Tuy nhiên, lượng nhiệt này không đáng kể.

- Nhiệt bốc hơi: Lớp không khí bên trên và nước biển thường chênh lệch về hơi nước, nhất là các khí đoàn khô. Do đó, nước biển thường xuyên cung cấp hơi nước cho không khí bên trên dưới dạng bốc hơi. Khi bốc hơi, nước cần một lượng nhiệt khá lớn. Như vậy để làm bốc hơi nước, hàng năm nước biển phải sử dụng một phần lượng nhiệt đã hấp thụ được; nghĩa là ngoài các quá trình nhận nhiệt, nước biển cũng có một số quá trình mất nhiệt, trong đó nhiệt do bốc hơi là lớn hơn cả.

- Nhiệt bức xạ của nước biển: Nước biển có nhiệt độ khá cao nhất là các lớp nước trên mặt, nên biển cũng phát xạ. Bức xạ của biển phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhất là nhiệt độ nước, nhiệt độ và độ ẩm không khí, mật độ và loại mây.

- Nhiệt trao đổi đối lưu: Do có nhiệt độ lớn, nên nước biển cũng thường xuyên trao đổi nhiệt cho các khí đoàn bên trên, nhất là về mùa đông. Khi nhận nhiệt, lớp không khí sát biển nóng lên và chuyển thành dòng thẳng, lớp không khí lạnh hơn lại dồn tới. Quá trình đó lại tiếp diễn cho đến khi nào nhiệt độ tương đương mới thôi.

- Ngoài ra, còn nhiều quá trình nhiệt khác như: đóng và tan băng, ngưng tụ hơi nước, trao đổi nhiệt với lục địa,... nhưng không đáng kể.

Câu 4: Sóng biển và thủy triều khác nhau ở những điểm nào?

Trả lời:

 

Sóng biển

Thuỷ triều

Khái niệm

Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biến và đại dương

Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió; gió càng mạnh, sóng càng to

Nguyên nhân tạo nên thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất

Câu 5: Chứng minh rằng nhiệt độ nước biển lại giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao?

Trả lời

Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật đó.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Theo độ sâu, theo mùa, theo vĩ độ và theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh thì nhiệt độ nước biển thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.

- Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí).

- Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó. 

- Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh.

 

Câu 2: Ở các đại dương có các dòng biển. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Dòng biển trong các đại dương được sinh ra do các nguyên nhân khác nhau. 

- Do gió: Sức gió tạo ra một xung lực cơ học trên mặt làm phát sinh dòng biển. Dòng biển được sinh ra theo cách như vậy thường được gọi là dòng biên xung lực.

+ Khi một dòng biển xung lực phát sinh thì một khối nước lớn bị chuyến đi, mặt nước nơi cuối giả thấp hẳn xuống, trái lại nơi đầu gió lại dâng cao lên. Trong các đại dương đáy nông, mặt nước lại càng lên cao. Để bù vào những chỗ mặt nước đại dương xuống thấp, nước nơi khác phải chuyển đến ba thành dong bo sung; nước chuyển đến bổ sung có thể băng hai cách bằng những dòng biển chạy trên mặt đại dương hay bằng những dòng thẳng đứng từ đáy đại dương dồn lên mặt.

+ Những dòng từ đáy đại dương lên thưởng là nước lạnh. Vì vậy, ở ven bờ biển có gió to thổi từ bờ ra, vì ven bờ nhiệt độ của nước xuống thấp, đó là hiện tượng nước dẫn từ đáy lên.

- Các nhân tố khác: Sự chênh lệch mực nước, nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa các khối nước. Ví dụ, nước nơi mặn chảy đến nơi nhạt, nơi nóng chảy đến nơi lạnh.

- ( vĩ độ thấp và trung bình, gió là nguyên nhân chính sinh ra dòng biển; ở vĩ độ cao, chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn giữa các khối nước.

Câu 3: Giữa biển và đại dương có đội muối khác nhau. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau, vì nó tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra.

Câu 4: Phân tích vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người? 

Trả lời:

- Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Đại dương giữ vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất, không có đại dương thì khí hậu trên Trái Đất sẽ rất khắc nghiệt.

- Biển và đại dương là kho tài nguyên.

+ Theo các số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160,000 loài động vật và 10,000 loài thực vật.

+ Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản như trên lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần. Người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí tự nhiên khoảng 14 nghìn tỉ mỉ,... Rất nhiều mỏ khoáng sản ở biển và đại dương đã

được con người khai thác từ lâu đời như quặng sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho... + Ngoài ra, biển và đại dương còn là nguồn hóa học to lớn với trên 70 nguyên tố hóa học khác nhau.

+ Thủy triều là ng uồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Công suất lí thuyết của năng lượng thủy triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-sơ (Pháp) vào năm 1967 với công suất thiết kế là 240.000 kW.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn thủy nhiệt vô cùng to lớn. Ở vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15C; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã xây dựng những nhà máy thủy nhiệt. Nhà máy thủy nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở gần A–bit–gian (Cốt Đi–voa) với công suất 14,000 kW.

- Biển và đại dương là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”. Biển và đại dương là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển chiếm hơn 3/4 khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới.

– Biển và đại dương còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.

Câu 5: Qua các độ sâu 0m – 100m; 100 – 300m; 300 – 1000m, sự giảm nhiệt độ của nước biển như thế nào?

Trả lời:

- Từ Om đến 100m nhiệt độ giảm rất chậm.

- Từ 100m đến 300m nhiệt độ giảm ở mức trung bình.

- Từ 300m đến 1,000m nhiệt độ giảm rất nhanh.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong tháng, vào ngày không trăng và trăng tròn thì thủy triều lớn nhất; vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền thì thủy triều nhỏ nhất; trong năm sẽ có hai lần thủy triều lớn vào Xuân phân và Thu phân. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời.

- Trong tháng, thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền vì:

+ Trong tháng, ngày không trăng và trăng tròn là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất.

+ Ngày trăng thượng huyền và hạ huyền là lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm vuông góc với nhau, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất.

- Trong một năm, thuỷ triều có hai lần lớn là vào các ngày Xuân phân và Thu phân: Do những ngày này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất.

Câu 2: Biển Đỏ là biển có độ muối cao nhất, Ban-tích là biển có độ muối thấp nhất thế giới. Giải thích tại sao? 

Trả lời:

- Biển Đỏ có độ muối cao vì xung quanh hầu như là hoang mạc, dưới một bầu trời không mây, rất ít mưa, bốc hơi nhiều, hầu như không có một dòng sông nào đem nước ngọt chảy vào biển này.

- Ban–tích có độ muối thấp nhất là do nằm ở khu vực ôn đới, nhiều sương mù nước đã bốc hơi ít, lại có nhiều sông đổ nước ngọt vào biển.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 13: Biển và đại dương (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay