Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 5
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5. THUỶ QUYỂN
Câu 1: Nước ngầm là gì?
Trả lời:
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.
Câu 2: Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào điều gì?
Trả lời:
Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.
Câu 3: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là gì?
Trả lời:
Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông.
Câu 4: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào?
Trả lời:
Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Câu 5: Băng tuyết khá phổ biến ở những vùng nào?
Trả lời:
Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.
Câu 6: Trình bày tính chất của nước biển và đại dương?
Trả lời:
a) Độ muối
- Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào - Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào
- Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%, vùng chí tuyến độ muối là 36.8%, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%, vùng gần cực độ muôi chỉ còn 34%. - Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%, vùng chí tuyến độ muối là 36.8%, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%, vùng gần cực độ muôi chỉ còn 34%.
- Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn. - Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.
b) Nhiệt độ
- Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khi. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C. - Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khi. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.
- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông. - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.
- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Ở đới nóng, nhiệt độ nước biển trung bình là 27 - 28°C, ôn đới là 15 - 16°C, đới lạnh dưới 1°C. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu. - Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Ở đới nóng, nhiệt độ nước biển trung bình là 27 - 28°C, ôn đới là 15 - 16°C, đới lạnh dưới 1°C. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu.
Câu 7: Sóng biển là gì?
Trả lời:
Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Câu 8: Thủy triều là gì?
Trả lời:
Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.
Câu 9: Thủy quyển là gì?
Trả lời:
Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, ở các trạng thái khác nhau, bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển.
Câu 10: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chế độ nước sông?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: chế độ mưa; băng tuyết tan; hồ, đầm; địa hình; đặc điểm đất, đá và thực vật; con người.
Câu 11: Nêu vai trò của nước băng tuyết?
Trả lời:
Vai trò của nước băng tuyết:
Băng tuyết có vai trò cung cấp nguồn nước cho sông khí nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.
Câu 12: Trình bày mối quan hệ giữa độ muối của nước biển với nhiệt độ không khí?
Trả lời:
- Độ muối thay đổi tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển. Độ bốc hơi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí nên độ muối chịu tác động của nhiệt độ không khí. - Độ muối thay đổi tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển. Độ bốc hơi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí nên độ muối chịu tác động của nhiệt độ không khí.
- Độ muối (tỉ lệ muối) trung bình của nước biển là 35%, những thay đổi theo vĩ độ: Ở dọc Xích đạo, nhiệt độ trung bình năm cao, nên độ muối cao (34,5%%); ở vùng chí tuyến do nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo, bốc hơi mạnh, mưa ít hơn Xích đạo nên độ muối lớn nhất (36,8%%); gần hai cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, độ bốc hơi kém, nên độ muối giảm (chỉ còn 34%%). - Độ muối (tỉ lệ muối) trung bình của nước biển là 35%, những thay đổi theo vĩ độ: Ở dọc Xích đạo, nhiệt độ trung bình năm cao, nên độ muối cao (34,5%%); ở vùng chí tuyến do nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo, bốc hơi mạnh, mưa ít hơn Xích đạo nên độ muối lớn nhất (36,8%%); gần hai cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, độ bốc hơi kém, nên độ muối giảm (chỉ còn 34%%).
Câu 13: Trình bày thành phần và tỉ trọng của nước biển?
Trả lời:
- Nước biển có chứa các chất muối, khí (ôxi, nitơ, cacbonic,...) và chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật. Trong nước biển, nhiều nhất là các muối khoáng; trung bình mỗi kilôgam nước biển có 35 gam muối khoáng, trong đó 77,8% là muối natri clorua tức muối ăn. - Nước biển có chứa các chất muối, khí (ôxi, nitơ, cacbonic,...) và chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật. Trong nước biển, nhiều nhất là các muối khoáng; trung bình mỗi kilôgam nước biển có 35 gam muối khoáng, trong đó 77,8% là muối natri clorua tức muối ăn.
+ Tỉ lệ muối hay độ muối trung bình của nước biển là 3,5%, nhưng độ muối cũng thay đổi tùy thuộc vào tượng quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển như: Biển Đỏ có độ muối lên tới 4,3%, trong khi biển Ban–tích có độ muối thấp nhất, có nơi chỉ còn 0,35%. + Tỉ lệ muối hay độ muối trung bình của nước biển là 3,5%, nhưng độ muối cũng thay đổi tùy thuộc vào tượng quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển như: Biển Đỏ có độ muối lên tới 4,3%, trong khi biển Ban–tích có độ muối thấp nhất, có nơi chỉ còn 0,35%.
+ Độ muối ở biển và đại dương thay đổi theo vĩ độ: + Độ muối ở biển và đại dương thay đổi theo vĩ độ:
● Dọc Xích đạo, độ muối là 3,5%.
● Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 3,68%.
● Gần hai cực, độ muối chỉ còn 3,4%.
- Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. Độ muối càng cao thì tỉ trọng nước biển càng lớn, tuy nhiên xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở mọi nơi đều đồng nhất, nên ủ trọng cũng dần dần đồng nhất. - Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. Độ muối càng cao thì tỉ trọng nước biển càng lớn, tuy nhiên xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở mọi nơi đều đồng nhất, nên ủ trọng cũng dần dần đồng nhất.
Câu 14: Nêu các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?
Trả lời:
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Giữ sạch nguồn nước - Giữ sạch nguồn nước
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. - Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. - Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 15: Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là gì?
Trả lời:
Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước:
Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.
Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.
Câu 16: Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm?
Trả lời:
- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo. - Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh. - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh.
độ hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.
+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp. + Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp.
+ Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao. + Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao.
Câu 17: Trên lục địa, nước ngầm có điểm gì đặc biệt so với nước mặt? Nước ngầm hình thành phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cộng lại. Tuyệt đại bộ phận nước ngầm do nước trên bề mặt đất thấm xuống.
– Nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan..) và lượng bốc hơi nhiều hay ít. + Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan..) và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
+ Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều. + Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.
+ Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít. + Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít.
+ Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối. + Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối.
Nước ngầm không chỉ phục vụ sinh hoạt của con người mà còn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 18: Trình bày sự khác nhau giữa sóng biển và thủy triều?
Trả lời:
Sóng biển | Thuỷ triều | |
Khái niệm | Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng | Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biến và đại dương |
Nguyên nhân hình thành | Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió; gió càng mạnh, sóng càng to | Nguyên nhân tạo nên thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất |
Câu 19: Các sông chảy ở Xích đạo quanh năm lúc nào cũng đầy nước, sông chảy ở vùng ôn đới lạnh về mùa xuân thường có lũ lụt lớn, sông ở khu vực khí hậu cận nhiệt địa trung hải vào mùa hạ thường kiệt nước, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa thường có chế độ nước theo mùa và thất thường. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Ở Xích đạo có mưa nhiều quanh năm nên sông ngòi quanh năm lúc nào cũng đầy nước. Ví dụ: song A-ma-dôn (ở Bra-xin) nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào quanh năm; sông lại có nhiều phụ lưu (500 phụ lưu) nằm hai bên đường Xích đạo, nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước. - Ở Xích đạo có mưa nhiều quanh năm nên sông ngòi quanh năm lúc nào cũng đầy nước. Ví dụ: song A-ma-dôn (ở Bra-xin) nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào quanh năm; sông lại có nhiều phụ lưu (500 phụ lưu) nằm hai bên đường Xích đạo, nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước.
- Ở vùng ôn đới lạnh vào mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Ví dụ: Sông I-ê-nit-xây (ở Liên Bang Nga) chảy từ nam lên bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu. Trong lúc đó, ở hạ lưu băng chưa tan, nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn. - Ở vùng ôn đới lạnh vào mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Ví dụ: Sông I-ê-nit-xây (ở Liên Bang Nga) chảy từ nam lên bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu. Trong lúc đó, ở hạ lưu băng chưa tan, nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn.
- Ở khu vực khí hậu địa trung hải về mùa hạ mưa ít nên sông thường kiệt nước, đến thu đông có mưa sông mới nhiều nước hơn. - Ở khu vực khí hậu địa trung hải về mùa hạ mưa ít nên sông thường kiệt nước, đến thu đông có mưa sông mới nhiều nước hơn.
- Ở khu vực nhiệt đới gió mùa trong năm có một mùa mưa (chiếm đến 85% lượng mưa cả năm) và một mùa khô ít mưa nên sông tương ứng có một mùa lũ và một mùa kiệt; mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường. - Ở khu vực nhiệt đới gió mùa trong năm có một mùa mưa (chiếm đến 85% lượng mưa cả năm) và một mùa khô ít mưa nên sông tương ứng có một mùa lũ và một mùa kiệt; mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường.
Câu 20: Nhiệt độ nước biển theo độ sâu, theo mùa, theo vĩ độ, theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100m đến 300m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến. - Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100m đến 300m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.
- Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí). - Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí).
- Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó. - Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó.
- Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh. - Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh.