Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 3 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT (PHẦN 1)

Câu 1: Trình bày cấu tạo của vỏ Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man – ti và nhân Trái Đất.

Câu 2: Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi nhân tố gì?

Trả lời:

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau.

Câu 3: Mô tả sự dịch chuyển của các địa mảng?

Trả lời:

Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu,… kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của lõi Trái Đất?

Trả lời:

- Lõi Trái Đất: Dày gần 3400 km; lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000°C. - Lõi Trái Đất: Dày gần 3400 km; lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000°C.

+ Lõi bên ngoài, dày khoảng 2.200 km, chủ yếu gồm sắt lòng và niken. Hợp kim Nife của lõi bên ngoài rất nóng, từ 4.500°C đến 5.500°C. + Lõi bên ngoài, dày khoảng 2.200 km, chủ yếu gồm sắt lòng và niken. Hợp kim Nife của lõi bên ngoài rất nóng, từ 4.500°C đến 5.500°C.

+ Lõi bên trong là một khối cầu nóng, dày đặc, chủ yếu là sắt, dày khoảng 1.220 km. Nhiệt độ lõi bên trong khoảng 5.200°C. + Lõi bên trong là một khối cầu nóng, dày đặc, chủ yếu là sắt, dày khoảng 1.220 km. Nhiệt độ lõi bên trong khoảng 5.200°C.

Câu 5: Phân tích cấu tạo của lớp man – ti?

Trả lời:

Lớp Man-ti:

+ Dày gần 3000 km, từ quánh dẻo đến lòng, nhiệt độ khoảng 1500°C đến 4700°C và chiếm gần 70% khối lượng Trái Đất. Lớp Manti gồm vật chất rắn nhưng có khả năng chảy (như nhựa đường nóng). + Dày gần 3000 km, từ quánh dẻo đến lòng, nhiệt độ khoảng 1500°C đến 4700°C và chiếm gần 70% khối lượng Trái Đất. Lớp Manti gồm vật chất rắn nhưng có khả năng chảy (như nhựa đường nóng).

+ Trong lớp man-ti có những dòng vật chất nóng (mắc-ma) đi lên hoặc đi xuống (các nhà khoa học gọi là các dòng đối lưu) hoặc chảy về các phía ngược nhau. Những dòng này đã làm lớp vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, dòng mắc-ma phun lên cùng với các chất khí, tro bụi tạo nên hiện tượng núi lửa phun trào. Khi dòng mắc-ma rời khỏi núi lửa thì được gọi là dung nham. + Trong lớp man-ti có những dòng vật chất nóng (mắc-ma) đi lên hoặc đi xuống (các nhà khoa học gọi là các dòng đối lưu) hoặc chảy về các phía ngược nhau. Những dòng này đã làm lớp vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, dòng mắc-ma phun lên cùng với các chất khí, tro bụi tạo nên hiện tượng núi lửa phun trào. Khi dòng mắc-ma rời khỏi núi lửa thì được gọi là dung nham.

Câu 6: Nội sinh là gì?

Trả lời:

Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Quá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nên ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chày ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Câu 7: Ngoại sinh là gì?

Trả lời:

Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Câu 8: Mô tả hiện tượng tạo núi?

Trả lời:

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đời tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá huỷ của ngoại sinh.

Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh?

Trả lời:

 Quá trình nội sinhQuá trình ngoại sinh
Nơi xảy raNội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Tác độngQuá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nên ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chày ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Câu 10: Quá trình nội sinh có vai trò như thế nào trong việc hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của quá trình nội sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm chứng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất, tạo ra những dạng địa hình lớn,…

Câu 11: Núi lửa là gì?

Trả lời:

Hiện tượng xảy ra ở nơi nào đó của vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.

Câu 12: Nêu nguyên nhân hình thành núi lửa?

Trả lời:

Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

Câu 13: Mô tả quá trình núi lửa phun trào?

Trả lời:

Trước khi núi lửa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khi bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó.

Câu 14: Động đất là gì?

Trả lời:

Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.

Câu 15: Nêu nguyên nhân hình thành động đất?

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành động đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.

Câu 16: Kể tên các dạng địa hình chính trên Trái Đất?

Trả lời:

Các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.

Câu 17: Núi là gì?

Trả lời:

Núi là dạng địa hình nhỏ cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500m trở lên. Núi thường có đinh nhọn, sườn dốc.

Câu 18: Đồi là gì?

Trả lời:

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Câu 19: Cao nguyên là gì?

Trả lời:

Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Câu 20: Đồng bằng là gì?

Trả lời:

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km-. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay