Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 12: Động đất và núi lửa

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Động đất và núi lửa. Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 12. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

(13 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Núi lửa là gì?

Trả lời:

Hiện tượng xảy ra ở nơi nào đó của vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.

 

Câu 2: Nêu nguyên nhân hình thành núi lửa?

Trả lời:

Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

 

Câu 3: Mô tả quá trình núi lửa phun trào?

Trả lời:

Trước khi núi lửa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khi bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó.

 

Câu 4: Động đất là gì?

Trả lời:

Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.

 

Câu 5: Nêu nguyên nhân hình thành động đất?

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành động đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.

 

Câu 6: Nêu cấu tạo của núi lửa?

Trả lời:

Núi lửa được cấu tạo bởi: lò mac – ma, miệng phụ, ống phun, miệng núi lửa, dung nham và tro bụi.

2. Thông hiểu (3 câu)    

Câu 1: Trình bày những hậu quả do núi lửa phun trào?

Trả lời:

Núi lửa phun trào gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phi nhiều do dung nham bị phong hoá lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 2: Nêu hậu quả do dộng đất gây ra?

Trả lời:

Hậu quả do động đất gây ra:

  • Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng
  • Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
  • Gây thiệt hại về người và của,...

 

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa động đất và núi lửa?

Trả lời:

 

Động đất

Núi lửa

Nguyên nhân hình thành

Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

Chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.

3. Vận dụng (2 câu)       

Câu 1: Nêu những hành động nên làm khi động đất xảy ra?

Trả lời:

Những hành động nên làm khi động đất xảy ra:

  • Chui xuống gầm bàn
  • Không đi thang máy
  • Không đi ô tô
  • Bảo vệ đầu

 

Câu 2: Trình bày các mức cường độ động đất?

Trả lời:

Cường độ động đất được tính bằng thang Rich-te:

  • Nhẹ (4 – 4,9 độ), các vật treo lúc lắc.
  • Trung bình (5 – 5,9 độ): nút đất, mứt công trình xây dựng, mực nước giếng thay đổi.
  • Mạnh (6 – 6,9 độ): công trình xây dựng thông thường bị sụp đổ.
  • Rất mạnh (7–7,9 độ); tàn phá nghiêm trọng, để sụt lở, đường sá bị phá huỷ.
  • Cực mạnh (8–8,9 độ): tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên diện tích rộng.
  • Phá huỷ (≥ 9 độ); môi trường bị biển đối hoàn toàn. Rất hiểm khi xảy ra.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Tại sao vẫn có cư dân sinh sống quanh các núi lửa mặc dù núi lửa gây nhiều tác hại cho con người?

Trả lời:

Vẫn có cư dân sinh sống quanh các núi lửa mặc dù núi lửa gây nhiều tác hại cho con người do:

Quanh núi lửa (đã tắt) dung nham núi lửa bị phân hủy, tạo nên đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư. Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, gần núi lửa đã tất có thể xây dựng các nhà máy địa nhiệt và có thể khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

 

Câu 2: Nêu các biện pháp làm hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Để hạn chế những thiệt hại do động đất ở những vùng thường xảy ra động đất gây ra, người ta đã:

+ Xây nhà chịu được các chấn động lớn.

+ Lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất.

+ Khi dự báo trước được động đất, kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay