Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

(14 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Quả địa cầu là gì?

Trả lời:

Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

 

Câu 2: Vĩ tuyến là gì?

Trả lời:

Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

 

Câu 3: Kinh tuyến là gì?

Trả lời:

Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.

 

Câu 4: Tọa độ vị trí là gì?

Trả lời:

- Toạ độ địa lí là các yếu tố dùng để xác định vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất (dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến).

- Toạ độ địa li là số độ xác định vị trí của một điểm trên bề mặt quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ (dựa vào kinh độ, vĩ độ).

 

Câu 5: Kinh độ là gì?

Trả lời:

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

 

Câu 6: Vĩ độ là gì?

Trả lời:

Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đỏ đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 1: Làm thế nào để xác định vị trí của địa điểm?

Trả lời:

Để xác định vị trí của bất cứ địa điểm nào trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ, ta cần xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

 

Câu 2: Trình bày cách ghi tọa độ địa lí của một điểm?

Trả lời:

Cách ghi tọa độ của một điểm: ghi vĩ độ trước rồi đến kinh độ.

 

Câu 3: Làm thế nào để đánh số các kinh, vĩ tuyến?

Trả lời:

Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến, người ta chọn một kinh tuyến, một vĩ tuyến làm gốc và ghi 0°. Các kinh tuyến và vĩ tuyến khác được xác định dựa vào kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Hãy giải thích các đường vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất?

Trả lời:

- Vĩ tuyến: Các vòng tròn song song với xích đạo. Các vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất.

- Các đường vĩ tuyến đặc biệt 0°, 23°27′B&N, 66⁰33°B&N, 90°B&N.

- 90⁰: Địa cực, độ dài bằng 0.

- 0⁰: Vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái Đất.

- 23°27′B&N: Vĩ tuyến giới hạn Mặt Trời lên thiên đỉnh (do Trái Đất nghiêng 23 27’).

- 66°33'B&N: Vĩ tuyến bắt đầu có ngày đêm địa cực (90 - 23°27').

Câu 2: Phân biệt kinh tuyến và kinh độ?

Trả lời:

Kinh tuyến

Kinh độ

Những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

 

Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

 

Câu 3: Phân biệt vĩ tuyến và vĩ độ?

Trả lời:

Vĩ tuyến

Vĩ độ

Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến.

Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10", ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10", ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

Trả lời:

- 36 kinh tuyến.

- 9 vĩ tuyến Bắc, 9 vĩ tuyến Nam.

Câu 2: Chiều dài các kinh tuyến và vĩ tuyến có bằng nhau không? Tại sao? Vĩ tuyến nào lớn nhất? Vĩ tuyến nào nhỏ nhất?

Trả lời:

- Các kinh tuyến đều bằng nhau, vì chúng đều nổi cực Bắc với cực Nam.

- Các vĩ tuyến không bằng nhau.

- Vĩ tuyến 0° (xích đạo) là vĩ tuyến lớn nhất.

- Vĩ tuyển 90⁰ (Cực) là vĩ tuyến nhỏ nhất.

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay