Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa. Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 16: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA

(21 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Nhiệt độ không khí là gì?

Trả lời:

Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.

Câu 2: Nhiệt kế có những loại nào?

Trả lời:

Có hai loại nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế có bầu thủy ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử.

 

Câu 3: Không khí đã bão hòa hơi nước có độ ẩm là bao nhiêu phần trăm?

Trả lời:

Không khí đã bão hòa hơi nước có độ ẩm là 100%.

 

Câu 4: Nhiệt độ không khí do đâu mà có?

Trả lời:

Nhiệt độ không khí được hình thành do các tia sáng mặt trời đi qua khí quyển làm nhiệt độ không khí nóng lên, mặt đất hấp thụ nhiệt của mặt trời rồi phản lại vào không khí.

 

Câu 5: Nhiệt độ không khí được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

Nhiệt độ không khí thường được đo bằng độ C (⁰C).

 

Câu 6: Nhiệt độ không khí của nước ta được đo vào những thời điểm nào trong ngày?

Trả lời:

Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày, vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ.

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ?

Trả lời:

Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khi trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

 

Câu 2: Trình bày quá trình hình thành mây và mưa?

Trả lời:

Quá trình hình thành mây và mưa:

Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ đại dương và bề mặt đất. Vì vậy, trong không khi bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, tạo nên độ ẩm không khi. Dụng cụ để đo độ ẩm không khi gọi là ầm kế, đơn vị thường dùng là %. Tuy nhiên, sức chứa hơi nước của không khi là có hạn. Khi không khi đã chứa được lượng hơi nước tối đa, không thể chứa thêm được nữa, người ta nói không khí đã bão hoà hơi nước (độ ẩm là 100%).

Nếu không khí đã bão hoà hơi nước mà vẫn tiếp tục được bồ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

 

Câu 3: Trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất?

Trả lời:

Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Trong khi phần lớn khu vực Xích đạo có lượng mưa trên 2.000 mm/năm, thì hầu hết khu vực chí tuyến và vùng cực chỉ có lượng mưa dưới 500 mm/năm. Lượng mưa ở vùng ôn đới thay đồi tuỳ khu vực, dao động từ 500 đến hơn 1000 mm/năm.

Câu 4: Phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới?

Trả lời:

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là xoáy thuận nhiệt đới, hình thành trên biển nhiệt đới.

- Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới.

- Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão.

Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.

 

3. Vận dụng (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau đây và mô tả quá trình hình thành mây và mưa?

Trả lời:

Hơi nước trong không khí được cung cấp từ quá trình bốc hơi từ bể mặt đất (ao, hồ, sông, thực vật, động vật,...) và đại dương. Khi hơi nước bão hoà mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước thì sẽ ngưng tụ thành mây. Các hạt nước lớn dần, khi đủ nặng sẽ tạo thành mưa.

 

Câu 2: Quan sát bản đồ sau và liệt kê những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm?

Trả lời:

Những vùng có lượng mưa trung bình hằng năm trên 2000 mm: dải đồng bằng ven biển phía Tây Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, rừng A-ma-dôn, vùng ven vịnh Chilê, Inđônêxia, ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông Ô-xtrây-li-a...

Câu 3: Quan sát bản đồ sau và liệt kê những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 2000 mm?

Trả lời:

Những vùng có lượng mưa trung bình hằng nảm dưới 2000 mm: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á, sơn nguyên Tây Tạng,Trung Quốc, nội địa Ô-xtrây-lia, phía Bắc Canada, một phần bán đảo Grơnlen, Đông Bắc Liên Bang Nga...

 

Câu 5: Càng lên cao càng lạnh. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa".

 

4. Vận dụng cao (6 câu)

Câu 1: Mưa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp và đời sống?

Trả lời:

Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

- Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,...

- Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,...

 

Câu 2: Khi máy bay hạ cánh, hành khách trên máy bay thường bị ù tai. Giải thích tại sao?

Trả lời:

  • Máy bay đang bay ở độ cao lớn (thông thường trên 9 km), nơi có trị số khí áp thấp.
  • Khi máy bay hạ độ cao xuống thấp để hạ cánh, nghĩa là từ nơi có trị số khí áp thấp đến nơi có trị số kh áp cao hơn, áp suất không khí tăng lên nên sinh ra hiện tượng tai bị ù.

 

Câu 3: Nhiệt độ ở xích đạo trên bề mặt Trái Đất có phải là nơi có nhiệt độ cao nhất không? Giải thích tại sao?

Trả lời:

Xích đạo không phải là nơi có nhiệt độ cao nhất, vì chủ yếu ở đây là biển, hoặc rừng rậm, hơi nước bốc lên nhiều, mặt đất và không khí kém trong, tiếp nhận một lượng nhiệt không lớn như ở hoang mạc.

 

Câu 4: Nơi nào có nhiệt độ cao nhất và nơi nào có nhiệt độ thấp nhất?

Trả lời:

- Nơi có nhiệt độ cao nhất là trên các lục địa ở ven các chí tuyến, đặc biệt là các hoang mạc.

- Nơi có nhiệt độ thấp nhất là ở giữa các lục địa gần địa cực. Ở đây nhiệt độ còn thấp hơn ở cực.

 

Câu 5: Người ta thường phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m khi đo nhiệt độ không khí. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Khi các tia sáng Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo nên nhiệt độ không khí.

- Nếu để nhiệt kế ngoài trời để đo, thì đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đó, thì đó là nhiệt độ của bề mặt đất.

 

Câu 6: Chứng minh rằng về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Trả lời:

Nước và đất có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Các loại đất, đá... mau nóng nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn. Do vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; còn về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay