Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 6: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

(15 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Theo vị trí xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?

Trả lời:

Theo vị trí xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba.

 

Câu 2: Vũ Trụ là gì?

Trả lời:

Vũ Trụ là không gian vô tận. Trong Vũ Trụ bao la có vô số thiên hà. Thiên hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà

 

Câu 3: Mô tả hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng – đó là Mặt Trời Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tâm hành tinh. Các hành ảnh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn tự quay quanh mình,

 

Câu 4: Nêu ý nghĩa vị trí của Trái Đất?

Trả lời:

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp đễ sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Câu 5: Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất?

Trả lời:

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

- Kích thước: diện tích bề mặt là khoảng 510 triệu km2.

 

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Trả lời:

Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Câu 2: Phân biệt thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?

Trả lời:

- Thiên thể là nhũng khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau.

- Các thiên th mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mt Tri là môt ngôi sao. 

- Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

- Vệ tinh là các thiên thế chuyên động xung quanh các hành tinh.

Câu 3: Các hành tinh được chia làm mấy nhóm?

Trả lời:

Dựa vào vị trí, đặc điểm cấu tạo, chuyển động của các hành tinh mà phân ra hai nhóm hành tinh, nhóm bên trong (nằm gần Mặt Trời: Thủy, Kim, Hỏa, Trái Đất) và nhóm bên ngoài (nằm xa Mặt Trời: Sao Mộc, Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương).

+ Nhóm bên trong có các đặc điểm là nằm gần Mặt Trời, kích thước nhỏ, cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, tỷ trọng lớn, có ít hoặc không có vệ tỉnh, thành phần hóa học chủ yếu là oxy, silic, nhôm, sắt...

+ Nhóm bên ngoài, nằm xa Mặt Trời, kích thước lớn, tỷ trọng nhỏ, có nhiều vệ tinh, có cấu tạo chủ yếu là các chất khí, thành phần hóa học chủ yếu gồm hydro, heli, carbon diocid, ammoniac... Do có kích thước, khối lượng quá lớn nên nhóm hành tình này có lớp khí quyển rất đậm đặc, không có lợi cho sự tồn tại của sự sống, nên ở các hành tinh này không có sinh vật.

Câu 4: Nêu quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh?

Trả lời:

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo có dạng gần tròn và quay theo chiều ngược kim đồng hồ (từ tây sang đông).

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Hình dạng và kích thước của Trái đất có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất?

Trả lời:

Hình dạng và kích thước của Trái đất có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.

- Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo.

- Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh.

 

Câu 2: Khi vẽ 360 kinh tuyến trên đường xích đạo của quả Địa Cầu thì mỗi kinh tuyến cách nhau bao nhiêu km?

Trả lời:

Độ dài của đường xích đạo là 40076 km.

Khoảng cách giữa mỗi kinh tuyến bằng 40076 : 360 = 111 km

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Nêu một số ví dụ chứng minh rằng Trái Đất có dạng hình cầu?

Trả lời:

Một số ví dụ chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu:

  • Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kinh Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu
  • Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.
  • 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới
  • Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh
  • Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

 

Câu 2: Một người đi trọn vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo với tốc độ 60 km/h thì mất hết bao nhiêu thời gian?

Trả lời:

- Độ dài đường xích đạo: 40076 km.

- Với tốc độ 60 km/h, để đi hết một vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo, cần: 40076 km : 60 = 668 ngày.

 

Câu 3: Tại sao trong Hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất có sự sống?

Trả lời:

Trái Đất có dạng hình cầu nên chứa đựng nhiều nhất lượng vật chất, đồng thời còn có kích thước và khối lượng đủ lớn nên mọi vật đều bị Trái Đất hút vào tâm. Nhờ vậy, Trái Đất giữ được lớp khí quyển bao quanh, là hành tỉnh có sự sống trong hệ Mặt Trời (còn Mặt Trăng có đường kính nhỏ hơn Trái Đất gần 4 lần, khối lượng nhỏ hơn 81,3 lần, nên bề mặt Mặt Trăng không có khí quyển).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay