Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản. Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 13. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN

(22 câu)

1. Nhận biết (8 câu)

Câu 1: Kể tên các dạng địa hình chính trên Trái Đất?

Trả lời:

Các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.

 

Câu 2: Núi là gì?

Trả lời:

Núi là dạng địa hình nhỏ cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đình nhọn, sườn dốc.

 

Câu 3: Đồi là gì?

Trả lời:

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

 

Câu 4: Cao nguyên là gì?

Trả lời:

Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

 

Câu 5: Đồng bằng là gì?

Trả lời:

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km-. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

 

Câu 6: Khoáng sản là gì?

Trả lời:

Khoáng sản là những khoảng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

 

Câu 7: Khoáng sản tồn tại dưới những trạng thái nào?

Trả lời:

Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,...). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,...) hoặc trạng thái khi (khí thiên nhiên,... ).

 

Câu 8: Mỏ khoáng sản là gì?

Trả lời:

Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm.

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa núi và đồi?

Trả lời:

 

Núi

Đồi

Quá trình hình thành

Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước

Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi 

Dạng địa hình

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh

Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh

So với mực nước biển

Từ 500 mét trở lên

Không quá 200m

Hình dạng núi

Có đỉnh nhọn, sườn dốc

Đỉnh tròn, sườn thoải

 

Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng?

Trả lời:

 

Cao nguyên

Đồng bằng

Giống

Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng

Khác

Dạng địa hình

Có sườn dốc

Dạng địa hình thấp

Độ cao tuyệt đối

Từ 500m trở lên

Thường dưới 200m - gần 500m

Giá trị kinh tế

Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.

Thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.

 

Câu 3: Thế nào là độ cao tuyệt đối của một điểm?

Trả lời:

Khoảng cách đo theo chiều thắng đứng từ một địa điểm so với mực nước biển trung bình gọi là độ cao tuyệt đối của địa điểm đó.

 

Câu 4: Thế nào là độ cao tương đối của một điểm?

Trả lời:

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp gọi là độ cao tương đối của địa điểm đó.

 

Câu 5: So sánh ba nhóm khoáng sản trong tự nhiên?

Trả lời:

Nhóm khoáng sản

Tên khoáng sản

Công dụng

Năng lượng

Than đá, dầu mỏ

Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, công nghiệp hóa chất,…

Kim loại

Đen

Sắt, man – gan, crôm,…

Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu => sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì,…

Màu

Đồng, chì,…

Phi kim loại

Muối mỏ, thạch anh, đá vôi

Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,…

 

Câu 6: Đồng bằng có mấy loại?

Trả lời:

Dựa vào nguyên nhân hình thành, đồng bằng được phân thành hai loại chính:

+ Đồng bằng do băng hà bào mòn.

+ Đồng bằng do phù sa của các con sông hay phù sa biển bồi tụ.

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới?

Trả lời:

Một số dãy núi lớn: Dãy Hi – ma – lay – a, dãy An – đét, dãy Bruc – xơ, dãy Drê – xen – bec, dãy An – pơ, dãy Thiên Sơn, dãy An – lát,..

 

Câu 2: Kể tên một số cao nguyên lớn trên thế giới?

Trả lời:

Một số cao nguyên lớn: Cao nguyên Mông Cổ, cao nguyên Kim – boc – li, cao nguyên Cô – lô – ra – đô, cao nguyên Pa – ta – co – ni,…

 

Câu 3: Kể tên một số đồng bằng lớn trên thế giới?

Trả lời:

Một số đồng bằng lớn: Đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, Đồng bằng Tây Xi – bia, đồng bằng Xcan – đi – na – vi, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Ấn Hằng, đồng bằng La – not,…

Câu 4: Nêu các biện pháp để ứng phó với hiện trạng trên và đảm bảo nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống?

Trả lời:

Con người cần nhanh chóng tìm nguồn năng lượng có những ưu việt hơn để thay thế. Đó là nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, sức gió, sức nước, địa nhiệt. Các loại năng lượng này không bị hao kiệt trong quá trình sử dụng và hạn chế được những tác động tiêu cực đến môi trường.

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm địa hình núi đá vôi:

+ Các ngọn núi thường sắc nhọn, lớm chớm.

+ Có nhiều hang động đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của đồng bằng bồi tụ?

Trả lời:

Gọi là đồng bằng bồi tụ, vì nó được hình thành do phù sa của các con sông bồi tụ tạo nên.

 

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa bình nguyên và đồng bằng?

Trả lời:

- Bình nguyên là loại địa hình thấp, rộng, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Trên bề mặt bình nguyên có thể có đồi.

+ Bình nguyên có độ cao từ 200 m đến 500 m được gọi là bình nguyên cao hay vùng đất cao.

+ Bình nguyên có độ cao dưới 200 m được gọi là bình nguyên thấp, vùng đất thấp hay đồng bằng.

- Đồng bằng được hình thành có thể do phù sa sông bồi đắp (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta) hoặc tác dụng bào mòn của băng hà (Đồng bằng Bắc Âu, Đông Âu). Các đồng bằng hình thành do bồi đắp phù sa của sông ngòi hoặc của biển đều thấp dưới 100 m.

 

Câu 4: Tại sao than đá ở nước ta thường có nhiều ở miền trùng, đá granít và đã badan có nhiều ở các khối núi lớn (như Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã...)?

Trả lời:

- Than đá thuộc đã trầm tích nên được hình thành ở những miền trùng của địa hình.

- Đá granit, đá badan thuộc đã mắc-ma được hình thành từ khối mắc-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất cùng với quá trình tạo núi.?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay