Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 4 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu các đặc điểm chính của tầng đối lưu?

Trả lời:

Đặc điểm chính của tầng đối lưu:

Tại tầng đối lưu, nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cử lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,6°C), luôn có sự chuyển động của không khi theo chiều thẳng đứng.

Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như: mây mưa, sấm sét...

Câu 2: Nêu các đặc điểm chính của tầng bình lưu?

Trả lời:

Đặc điểm chính của tầng bình lưu:

Tại tầng bình lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ô-dôn trong tảng này đã giúp hấp thụ phản lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất

Câu 3: So sánh các khối khí trên Trái Đất?

Trả lời:

Khối khíKhối khí nóngKhối khí lạnhKhối khí đại dươngKhối khí lục địa
Nơi hình thànhTrên các vùng vĩ độ thấpTrên các vùng vĩ độ caoHình thành trên biển và đại dươngHình thành trên các vùng đất liền
Đặc điểm chínhCó nhiệt độ tương đối caoCó nhiệt độ tương đối thấpCó độ ẩm lớnTương đối khô

Câu 4: Liệt kê các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

- Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển - Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển

- Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo - Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo

Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?

Trả lời:

                   Gió

Đặc điểm

Mậu dịchTây ôn đớiĐông cực đới
Thổi từ...đến... Giữa áp cao chí tuyến đến áp thấp xích đạo Từ áp cao cận nhiệt đến áp thấp ôn đới  Từ áp cao địa cực đến áp thấp ôn đới
Hướng gióĐông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu)Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu). Đông Bắc hoặc Đông Nam

Câu 6: Tầng ozon là gì?

Trả lời:

Trong tầng bình lưu, ở độ cao khoảng 25km có tồn tại một lớp không khí giàu khí ôzôn (O) được gọi là tầng ôzôn.

Câu 7: Phân tích vai trò của oxi, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

Vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống:

 - Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...

 - Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...

 - Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...

Câu 8: Căn cứ vào đâu để chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh và khối khí đại dương, khối khí lục địa?

Trả lời:

- Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. - Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh.

- Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa. - Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 9: Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ?

Trả lời:

Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khi trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

Câu 10: Trình bày quá trình hình thành mây và mưa?

Trả lời:

Quá trình hình thành mây và mưa:

Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ đại dương và bề mặt đất. Vì vậy, trong không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, tạo nên độ ẩm không khi. Dụng cụ để đo độ ẩm không khí gọi là ẩm kế, đơn vị thường dùng là %. Tuy nhiên, sức chứa hơi nước của không khí là có hạn. Khi không khi đã chứa được lượng hơi nước tối đa, không thể chứa thêm được nữa, người ta nói không khí đã bão hoà hơi nước (độ ẩm là 100%).

Nếu không khí đã bão hoà hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

Câu 11: Trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất?

Trả lời:

Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Trong khi phần lớn khu vực Xích đạo có lượng mưa trên 2.000 mm/năm, thì hầu hết khu vực chí tuyến và vùng cực chỉ có lượng mưa dưới 500 mm/năm. Lượng mưa ở vùng ôn đới thay đổi tùy khu vực, dao động từ 500 đến hơn 1000 mm/năm.

Câu 12: Phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới?

Trả lời:

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là xoáy thuận nhiệt đới, hình thành trên biển nhiệt đới.

- Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới. - Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới.

- Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão. - Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão.

Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.

Câu 13: Càng lên cao càng lạnh. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa". - Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa".

Câu 14: Mưa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp và đời sống?

Trả lời:

Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

- Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,... - Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,...

- Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,... - Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,...

Câu 15: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Đặc điểm của hai đới ôn hòa:

- Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C. - Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C.

- Các mùa trong năm rất rõ rệt. - Các mùa trong năm rất rõ rệt.

- Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500mm đến 1000mm. - Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500mm đến 1000mm.

- Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. - Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.

Câu 16: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Đặc điểm của hai đới lạnh:

- Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. - Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C.

- Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

- Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. - Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực.

Câu 17: Phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?

Trả lời:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi. - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

Câu 18: So sánh đặc điểm của các đới khí hậu?

Trả lời:

ĐớiGiới hạnĐặc điểm
Nhiệt đới (Đới nóng)Nằm giữa hai đường chỉ tuyếnQuanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm 20°C, không có tháng nào thấp dưới 18°C. Gió thống trị trong đới là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.
Ôn đới (Đới ôn hoà)Nằm giữa chí tuyến và vòng cựcNhiệt độ ôn hoà (không có nhiệt độ cao như nhiệt đới, nhưng không quá lạnh như ở đới lạnh). Gió Tây là gió chính thổi trong khu vực này, trong năm có 4 mùa rõ rệt, lượng mưa từ 500 - 1000 mm.
Hàn đới (Đới lạnh)Nằm giữa vòng cực và cựcQuanh năm nhiệt độ rất thấp, về mùa đông ở hầu hết các nơi có nhiệt độ dưới 0°C. Gió đông thổi từ cực về là gió chính trong khu vực này. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

Câu 19: Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?

Trả lời:

Đề phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:

- Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...); - Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);

- Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...; - Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...;

- Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…). - Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).

Câu 20: Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

 - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,

 - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp,

 - Hạn chế dùng túi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay