Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
BÀI 22: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC
(6 câu)
1. Nhận biết (2 câu)
Câu 1:Trình bày vị trí địa lí của châu Nam Cực?
Trả lời:
Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đào, quần đảo ven lục địa. Đây là châu lục có diện tích lớn thứ tư thế giới với 14,1 triệu km². Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
Câu 2:Trình bày phạm vi lãnh thổ của châu Nam Cực?
Trả lời:
Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương, được phân thành hai bộ phận: phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 0° và 180° làm ranh giới). Phần phía đông châu lục có diện tích rộng hơn phần phía tây. Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đào, quần đảo.
2. Thông hiểu (1 câu)
Câu 1:Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?
Trả lời:
Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga. Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,... đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây.
Những hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng gia tăng, đe doạ đến môi trường. Ngày 1 – 12 – 1959, Hiệp ước Nam Cựcđã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên.
Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1:Băng tan ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất?
Trả lời:
Tác động của băng tan tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất:
- Biến đổi khí hậu trầm trọng
- Nắng nóng kéo dài
- Mực nước biển dâng cao
- Tác động đối với tàu thuyền đi trên biển
- Đe dọa sự sống trên Trái Đất
- Thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật
Câu 2:Những hiệp định nào đã được kí kết về châu Nam Cực?
Trả lời:
Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm 1959 và có hiệu lực kể từ năm 1961. Hiệp ước bao gồm 14 Điều với các nội dung chính như sau:
- Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam Cực
- Duy trì tình trạng phi quân sự hoá ở Nam Cực.
- Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học.
- Bảo vệ môi trường Nam Cực
- Dừng lại các yêu sách về lãnh thổ của các quốc gia thành viên trong giai đoạn Hiệp ước có hiệu lực
Bên cạnh Hiệp ước Nam Cực, các quốc gia thành viên còn tham gia kí kết các thoả thuận liên quan khác nhằm hỗ trợ cho việc thực thi Hiệp ước hiệu quả như Công ước về bảo tồn các loài sinh vật biến sống ở Nam Cực năm 1980, Nghị định thư về bảo vệ môi trường gắn liền với Hiệp ước Nam Cực năm 1991,...
4. Vận dụng cao (1 câu)
Câu 1:Tại sao ở Châu Nam Cực không có người dân sinh sống?
Trả lời:
Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống vì khí hậu khắc nghiệt và vị trí biệt lập. Mãi tới năm 1820 con người mới đủ sức đặt chân đến và đem theo công nghệ để nghiên cứu.
=> Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 22: Châu Nam Cực (2 tiết)