Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 12: Một số vật liệu

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Một số vật liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG III - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

BÀI 12 - MỘT SỐ VẬT LIỆU

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu nguồn gốc của vật liệu.

Trả lời:

Trái Đất có đủ vật và chất cần cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống của con người. Các vật liệu ta đang sử dụng đều được khai thác từ động vật, thực vật, khoáng vật, dầu mỏ, đất đá,...

Câu 2: Nêu ứng dụng và ví dụ của các vật liệu trong đời sống.

Trả lời:

  • Được chế tạo hoặc sơ chế từ những nguyên liệu tự nhiên

  • Dùng làm vật liệu để chế tạo đồ dùng, thiết bị và xây dựng,...

  • VD: kim loại, nhựa, gốm sứ,...

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của các kim loại.

Trả lời:

Đặc điểm chung: có màu ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

Câu 4: Nêu ứng dụng và tính chất của một số vật liệu thông dụng.

Trả lời:

  • Kim loại có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ.

  • Thuỷ tinh trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

  • Nhựa dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.

  • Gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

  • Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy.

  • Gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt.

Câu 5: Hợp kim là gì? Nêu một số hợp kim thông dụng.

Trả lời:

  • Hợp kim là vật liệu được tạo thành khi trộn kim loại với phi kim.

  • Một số hợp kim thông dụng:

  • Hợp kim của sắt: thép, gang

  • Hợp kim của đồng: đồng thau, đồng thanh, đồng - nhôm, 

  • Hợp kim của nhôm: duralumin, silumin

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.

Trả lời:

  • Kim loại thông dụng được dùng làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu, cống, khung nhà, cửa,.... 

  • Thuỷ tinh được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính,... 

  • Nhựa được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp,.. 

  • Gốm, sứ được dùng làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa,... với các hình dạng khác nhau.

  • Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) được dùng làm lốp xe, gioăng cao su, đệm,... 

  • Gỗ được dùng làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ,... 

Câu 2: Nêu ứng dụng của một số hợp kim thường dùng.

Trả lời:

  • Thép: chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí, làm vật liệu xây dựng

  • Gang: đúc các chi tiết máy có hình dạng phức tạp, làm dụng cụ nhà bếp

  • Đồng thau: làm dây dẫn điện, chế tạo các chi tiết máy, linh kiện điện, làm đồ thủ công mĩ nghệ

  • Đồng thanh: làm đồ trang trí, chế tạo các chi tiết chịu mài mòn, hóa chất, làm đồ thủ công mĩ nghệ

  • Đồng - nhôm: gia công các bộ phận trong máy bơm, tàu thủy,... đúc tiền xu

  • Duralumin: làm thân, vỏ máy bay, dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển, dụng cụ thể thao

  • Silumin: nắp động cơ ô tô

Câu 3: Chu trình 3R là gì?

Trả lời:

Chu trình 3R là:

  • Reduce: Giảm thiểu việc sử dụng.

  • Reuse: Tái sử dụng. 

  • Recycle: Tái chế.

Câu 4: Có nên tái sử dụng những chai nhựa có kí hiệu như hình không? Vì sao?

Trả lời:

Không nên tái sử dụng. Vì đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần. Nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hoà tan các hoá chất cấu tạo nên chúng, gây độc hại cho cơ thể. Chai nước khoáng, nước ngọt,... thường sử dụng loại nhựa này.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Để làm chiếc nồi, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích.

Trả lời:

Để làm một chiếc nồi, người ta sử dụng các vật liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của nồi đó như:

  • Gang: có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt và tản nhiệt nhanh, giúp nồi nấu chín thức ăn đều và nhanh chóng.

  • Nhôm: giá thành thấp, nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nồi nhôm thường được sử dụng cho các công việc nấu nhanh và nấu nhẹ.

  • Inox: chịu nhiệt tốt, không ảnh hưởng đến hương vị của thức ăn và dễ dàng vệ sinh, thường có độ bền cao và tuổi thọ dài.

  • Gốm: khả năng giữ nhiệt tốt và phân bổ nhiệt đều, giúp thức ăn chín đều, nhưng dễ vỡ nếu va chạm mạnh.

  • Thủy tinh: không tương tác hóa học với thức ăn, dễ dàng vệ sinh và truyền nhiệt tốt, nhưng không chịu được nhiệt độ cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu khác nhau như sắt, đồng, titanium, và hợp kim được sử dụng để làm nồi, tùy thuộc vào yêu cầu và mong muốn của người sử dụng.

Câu 2: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi dưới đây:

  1. a) Chai nhựa

  2. b) Quần áo cũ

  3. c) Sách vở cũ

  4. d) Bình gốm, bát đĩa sứ

Trả lời:

  1. a) Rửa sạch, phân loại, tái chế, đồ nhựa có thể làm cốc đựng bút, chậu trồng cây cảnh,...

  2. b) Quyên góp, ủng hộ người nghèo, làm giẻ lau,...

  3. c) Quyên góp, ủng hộ người nghèo, bán rẻ lại cho người cần mua,...

  4. d) Quyên góp, tái sử dụng làm chậu trồng cây

Câu 3: Nêu cách xử lí khi nhìn thấy người khác bị điện giật.

Trả lời:

Khi bị điện giật việc cần phải: 

  • Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn. 

  • Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân

  • Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn

  • Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời.

Câu 4: Nên làm gì khi thấy dây điện bị hở?

Trả lời:

  • Ngừng tiếp cận: Tránh tiếp xúc trực tiếp với dây điện bị hở và đảm bảo rằng không có người khác tiếp xúc với nó.

  • Đảm bảo an toàn cá nhân: Đứng xa khỏi dây điện và chắc chắn bạn không đứng trong bất kỳ khu vực ướt nào. Đừng dùng tay hoặc vật dụng kim loại tiếp xúc với dây điện.

  • Báo cáo hiện tượng: Liên hệ với cơ quan điện địa phương ngay lập tức để báo cáo vụ việc. 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Làm thế nào các vật liệu siêu dẻo như graphene có thể được ứng dụng trong việc tạo ra các thiết bị điện tử siêu mỏng?

Trả lời:

Các vật liệu siêu dẻo như graphene có tính chất đàn hồi và dẻo, cho phép chúng được sử dụng trong việc tạo ra các thiết bị điện tử siêu mỏng như màn hình cảm ứng uốn cong và điện tử da. Điều này mở ra cơ hội để tạo ra các thiết bị linh hoạt và nhẹ hơn trong tương lai.

Câu 2: Kim cương được sử dụng trong công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

Kim cương được sử dụng trong công nghiệp chủ yếu do tính cứng và khả năng chịu mài mòn của nó. Kim cương được sử dụng trong việc chế tạo các cánh quạt máy bay, dao cắt siêu sắc nét, và các thiết bị khoan chịu mòn cao trong ngành khoan dầu khí.

Câu 3: Các vật liệu thông minh được ứng dụng trong lĩnh vực y tế như thế nào?

Trả lời:

Các vật liệu thông minh có khả năng thay đổi tính chất của chúng dưới tác động của các yếu tố như nhiệt độ hoặc điện áp. Chúng có thể được sử dụng trong việc tạo ra các thiết bị y tế như dây tim tự điều chỉnh hoặc các hệ thống giải phẫu 3D in thông qua việc kiểm soát chính xác mô hình và kích thước.



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay