Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 8: Đo nhiệt độ

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Đo nhiệt độ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI 8 - ĐO NHIỆT ĐỘ

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Để xác định mức độ nóng lạnh của vật, người ta sử dụng khái niệm nào?

Trả lời:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 2: Cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ là gì?

Trả lời:

Có nhiều loại nhiệt kế:

  • Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân… các loại nhiệt kế này dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

  • Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép.

  • Nhiệt kế đổi màu dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ.

Câu 3: Dụng cụ đo nhiệt được gọi là gì? Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt đó.

Trả lời:

  • Dụng cụ đo nhiệt được gọi là nhiệt kế

  • Tuỳ theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế y tế điện tử, nhiệt kế hiện số,...

Câu 4: Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.

Trả lời:

  • Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. 

  • Bước 2: Vẩy mạnh cho thuỷ ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.

  • Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

  • Bước 4: Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Câu 5: Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế điện tử.

Trả lời:

  • Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

  • Bước 2: Bấm nút khởi động.

  • Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

  • Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

  • Bước 5: Tắt nút khởi động.

 

Câu 6: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là gì? Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác.

Trả lời:

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là °C.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác.

Trả lời:

Các đơn vị đo nhiệt độ khác:

  • Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân)

  • Độ Delisle (°De)

  • Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F)

  • Độ Newton (°N)

  • Độ Rankine (°R hay °Ra)

  • Độ Réaumur (°R)

  • Độ Romer (°Ro)

  • Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ tuyệt đối trong hệ SI.

Câu 2: Nêu vai trò của nhiệt kế.

Trả lời:

Công dụng chính của nhiệt kế chính là để đo nhiệt độ. Phục vụ cho nhiều mục đích từ hộ gia đình đến các ngành công nghiệp, y tế như: Theo dõi, kiểm soát nhiệt trong các động cơ tốt hơn. Đo lường nhiệt độ trong hệ thống điều hòa không khí, cung cấp cho người dùng nhiệt độ thích hợp. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu trong khi chưng cất.

Câu 3: Nêu nguyên lí hoạt động của nhiệt kế.

Trả lời:

Khi đo nhiệt độ phần cảm biến nhiệt độ sẽ nở ra nếu gặp vật nóng và co lại khi gặp các vật lạnh. Phần thang đo của nhiệt kế được thiết kế nhiệt độ từ thấp đến cao để người dùng có thể dễ dàng kiểm tra kết quả sau khi đo.

Câu 4: Chỉ ra giới hạn đo của nhiệt kế thủy ngân.

Trả lời:

Thủy ngân không thể đo nhiệt độ thấp hơn -39˚C (do thủy ngân hóa rắn ở nhiệt độ) hoặc nhiệt độ cao hơn 356,7˚C (điểm sôi của thủy ngân). Tùy vào các trường hợp cụ thể ta sử dụng nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo hợp lý.

 

Câu 5: Nêu ưu nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân.

Trả lời:

  • Ưu điểm

  • Giá cả phải chăng nên tiết kiệm chi phí hơn cho người dùng thay vì nhiệt kế điện tử.

  • Cấu tạo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nên dễ thao tác và sử dụng. Nó được xem là thiết bị khá tiện lợi có thể dùng trong gia đình và bệnh viện.

  • Cho kết quả có độ chính xác cao không kém nhiệt kế điện tử khi được sử dụng đúng cách.

  • Có thể sử dụng để đo liên tục cho nhiều người.

  • Nhược điểm

  • Thời gian cho kết quả lâu từ 3 - 5 phút, nếu đo cho trẻ nhỏ có thể khiến trẻ quấy khóc và khó giữ im một chỗ.

  • Vạch hiển thị kết quả thường nhỏ, dễ bị mờ.

  • Nhiệt kế thủy ngân có cấu tạo đơn giản nên không có những chức năng hiện đại như cảnh báo sốt cao.

  • Cần phải sử dụng đúng cách để cho kết quả chính xác nhất vì sử dụng sai sẽ khiến kết quả bị sai lệch.

  • Có nguy cơ bị vỡ rất cao, khi vỡ làm bay hơi thủy ngân rất độc và nguy hiểm.

Câu 6: Nêu ưu nhược điểm của nhiệt kế điện tử.

Trả lời:

  • Ưu điểm

  • Nhiệt kế điện tử an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Sử dụng chất liệu cao cấp có khả năng chống chịu va đập tốt không lo hiện tượng bị vỡ nứt.

  • Cho kết quả nhanh, chính xác chỉ sau 5 - 10 giây.

  • Đơn giản, dễ sử dụng. Các mẹ có thể dùng để đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé.

  • Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.

  • Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0.2 - 0.5 độ C.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao giới hạn đo của nhiệt kế y tế lại từ 34oC đến 42oC?

Trả lời:

Vì nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC

Câu 2: Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động, đúng hay sai?

Trả lời:

Sai vì nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 2-300oC mà lò luyện kim đang hoạt động có nhiệt độ rất lớn lên tới hàng nghìn độ C.

Câu 3: Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không? Vì sao?

Trả lời:

Vì rượu sôi ở 80oC thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 100oC nên không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của hơi nước.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hai nhiệt kế giống nhau, chỉ khác tiết diện ống thủy tinh. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng lên như nhau không ? Giải thích?

Trả lời:

Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thì thủy ngân sẽ dâng cao hơn

Câu 2: Vì sao người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?

Trả lời:

Vì nước dãn nở không đều. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra, nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay