Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 2: An toàn trong phòng thí nghiệm

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: An toàn trong phòng thí nghiệm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI 2 - AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm của an toàn trong phòng thực hành.

Trả lời:

An toàn phòng thực hành là những tiêu chí được đặt ra để những người làm việc tại phòng thí nghiệm tuân thủ theo.

Câu 2: Nêu một số quy định an toàn trong phòng thực hành.

Trả lời:

  • Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

  • Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn

  • Không ăn uống đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếmhoawjc ngửi hóa chất

  • Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chát độc, nguồn điện nguy hiểm,...)

  • Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng. 

Câu 3: Chỉ ra nội dung cảnh báo ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

 

Trả lời:

  • Hình a: Cảnh báo về điện cao thế

  • Hình b: Cảnh báo về chất ăn mòn

  • Hình c: Cảnh báo về chất độc

  • Hình d: Cảnh báo về chất độc sinh học

Câu 4: Quy định về an toàn trong phòng thực hành có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tuân thủ và chấp hành các nội quy, quy định đó sẽ giúp việc nghiên cứu trở nên an toàn và thuận lợi. Tránh được những rủi ro không xảy ra về người và của tại phòng thực hành.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số hành động không an toàn trong phòng thực hành.

Trả lời:

  • Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm,...) khi làm thí nghiệm.

  • Ngửi hoặc nếm hóa chất

  • Ăn, uống, nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.

  • Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.

  • Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.

Câu 2: Tại sao cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

Trả lời:

Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất vì:

Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất,... dùng cho các thí nghiệm, các bài thực hành. Nếu không sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt…. Ngoài ra, không sử dụng găng tay khi lấy hóa chất có thể làm hóa chất bị nhiễm phải các thành phần khác, khôg thể dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Câu 3: Tại sao sau khi thực hiện thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

Trả lời:

Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn, các tác nhân gây hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm, đồng thời tránh việc hóa chất hoặc vi khuẩn từ tay ta lây dính tới những nơi kkhasc ngoài phòng thực hành.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Dụng cụ dưới đây được gọi là gì và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

  • Trên hình là găng tay phòng thí nghiệm

  • Tác dụng: giữ gìn vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn từ tay đến các dụng cụ làm việc và ngược lại bảo vệ đôi tay khỏi những chất hóa học.

Câu 2: Biển báo dưới đây nói lên điều gì?

Trả lời:

Đây là biển báo: phải đeo găng tay khi thực hiện thí nghiệm

Câu 3: Sắp xếp những tình huống dưới đây vào hai mục “an toàn” và “không an toàn” sao cho phù hợp.

  1. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

  2. Ngửi hóa chất

  3. Mang đồ ăn vào phòng thực hành

  4. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm

  5. Dùng tay không lấy hóa chất

  6. Không rửa tay sau khi làm thí nghiệm

Trả lời:

An toàn: 1, 4.

Không an toàn: 2, 3, 5, 6

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nếu bất cẩn làm vỡ ống hóa chất khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải xử lí như thế nào?

Trả lời:

Nếu bất cẩn làm vỡ ống hóa chất khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải:

  • Báo ngay với giáo viên

  • Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong

  • Nếu hoá chất dính vào người, phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất và xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

  • Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu nghiêm trọng hơn, cần gọi cấp cứu y tế.

Câu 2: Nếu bất cẩn làm vỡ nhiệt kế thủy ngân khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải xử lí như thế nào?

Trả lời:

  • Báo ngay với giáo viên

  • Ngay lập tức di tản mọi người tránh xa khu vực có thủy ngân.

  • Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.

  • Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.

  • Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.

  • Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay