Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 13: Một số nguyên liệu

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Một số nguyên liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG III - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

BÀI 13 - MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu nguồn gốc và các loại nguyên liệu

Trả lời:

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,

  • Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

  • Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...

  • Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,..

  • Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...

Câu 2: Đá vôi thường dùng để làm gì, có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

  • Đá vôi được dùng để:

  • Sản xuất vôi sống.

  • Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.

  • Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...

  • Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,... 

Câu 3: Nêu khái niệm quặng. Kể tên một số quặng thường thấy và ứng dụng của chúng.

Trả lời:

  • Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.

  • Một số quặng thường thấy:

  • Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép (hai loại vật liệu quan trọng chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...).

  • Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...

Câu 4: Quặng sắt được tạo thành từ gang, thép như thế nào?

Trả lời:

Quặng sắt được nghiền nhỏ, loại bỏ bớt tạp chất rồi nung với than cốc ở lò cao thu được gang (chứa hơn 95% sắt). Từ gang người ta lại luyện thành thép (giảm lượng carbon và có thêm các kim loại khác,...) có nhiều công dụng hơn.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo

Trả lời:

  • Nguyên liệu tự nhiên:

  • Nguồn gốc: xuất phát từ tự nhiên và không có sự can thiệp của con người. 

  • Quá trình sản xuất: đơn giản hơn và ít yêu cầu quá trình xử lý phức tạp.

  • Nguyên liệu nhân tạo:

  • Nguồn gốc: Nguyên liệu nhân tạo được tạo ra hoặc chỉnh sửa bởi con người thông qua các quy trình sản xuất và công nghệ. Chúng thường là kết quả của xử lý, tái chế hoặc kỹ thuật tạo hóa. 

  • Quá trình sản xuất: thường liên quan đến quá trình kỹ thuật và công nghệ phức tạp

Câu 2: Nêu lợi ích và tác hại khi khai thác nguyên liệu tự nhiên.

Trả lời:

  • Lợi ích:

  • Cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu

  • Tạo ra việc làm và phát triển kinh tế

  • Là nguồn thuế và tài trợ cho chính phủ

  • Tác hại:

  • Môi trường và sự phá hoại sinh thái: mất rừng, tuyệt chủng loài, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất.

  • Tác động xã hội và văn hóa: gây xáo trộn và tác động tiêu cực đến các cộng đồng địa phương, gây ra tranh chấp về đất đai, mất nơi sống truyền thống và thay đổi văn hóa địa phương.

Câu 3: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào cách điện tốt?

  1. Thủy tinh

  2. Bạc

  3. Kim loại

  4. Cao su

  5. Nhựa

Trả lời:

Vật liệu nào cách điện tốt: 1, 4, 5

Câu 4: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

Trả lời:

Bạc là kim loại nào dẫn điện tốt nhất

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nêu khái quát về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Trả lời:

Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.

Câu 2: Kể tên các mỏ khoáng sản lớn ở nước ta.

Trả lời:

  • Các mỏ Bauxite Gibsit với trữ lượng khoảng 2,1 tỷ tấn được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Bình Phước, Phú Yên…

  • Tại nước ta, quặng đồng được tìm thấy chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Bắc, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng…

  • Một số mỏ khoáng sản lớn ở Việt Nam – quặng sắt nằm tại Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Cao Bằng,…

  • Trữ lượng đất hiếm vào khoảng 10 triệu tấn tập trung tại các mỏ Nậm Xe, Đông Pao của Lai Châu, mỏ Mường Hum – Lào Cai, mỏ Yên Phú – Yên Bái….

  • Các mỏ quặng Titan tại nước ta có hai loại chủ yếu được phân bố tại Thái Nguyên và Tuyên Quang

  • Với trữ lượng khoảng 110 triệu tấn, các mỏ tại Đá Liền – Đại Từ – Thái Nguyên là vùng quặng rất được quan tâm chú ý.

  • Các mỏ vàng gốc tập trung chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây Bắc.

Câu 3: Nguyên liệu nào được khai thác nhiều nhất ở Việt Nam?

Trả lời:

Việt Nam chủ yếu khai thác và xuất khẩu quặng thô, mang lại giá trị kinh tế thấp và tổn thất do khai thác hầm lò là từ 40% đến 60%; apatit từ 26% đến 43%; quặng kim loại từ 15%; dầu khí từ 50% đến 60%; tổng thu hồi quặng vàng trong chế biến chỉ đạt 30-40%.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao nguyên liệu sau khi khai thác không đưa thẳng vào sử dụng mà cần qua các bước xử lí?

Trả lời:

Nguyên liệu sau khi khai thác không thể được đưa trực tiếp vào sử dụng vì nó thường chưa đạt được tiêu chuẩn cần thiết hoặc không thích hợp cho việc sử dụng trực tiếp. Sau khi khai thác, nguyên liệu thường đi qua các bước xử lí để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Quy trình xử lí nguyên liệu phổ biến thường bao gồm:

  • Loại bỏ cặn bẩn: Nguyên liệu tự nhiên sau khi khai thác thường kèm theo các chất tạp như đất, cát, đá, bùn và các mảnh vỡ. Việc loại bỏ cặn bẩn là cần thiết để làm sạch và tạo ra nguyên liệu có độ tinh khiết và chất lượng cao hơn.

  • Tách các thành phần khác nhau: Ví dụ, trong quá trình luyện kim, quặng (nguyên liệu tự nhiên) được xử lí để tách ra kim loại quý như vàng từ các thành phần khác.

  • Cải thiện tính chất vật lý: Ví dụ, gỗ tự nhiên cần được làm khô, đánh bóng và xử lí chống mối mọt để tạo ra gỗ dùng trong xây dựng hoặc nội thất.

  • Đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định: Ví dụ, trong ngành thực phẩm, các nguyên liệu như hoa quả và ngũ cốc cần được xử lí vệ sinh để đảm bảo không gây hại cho người tiêu dùng.

  • Tối ưu hóa sử dụng: Ví dụ, trong sản xuất năng lượng, nguyên liệu thô như than đá có thể được xử lí để tạo ra dầu nhiên liệu hoặc khí đốt có hiệu suất cao hơn.

Câu 2: Nêu các biện pháp cần thực hiện để bao vệ nguồn nguyên liệu.

Trả lời:

  • Tăng cường tái chế: Thúc đẩy việc sử dụng các quy trình và công nghệ tái chế để tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã sử dụng. 

  • Thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững: Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nguồn tái tạo và bền vững.

  • Quản lý và bảo vệ các khu vực sinh quyển và đặc điểm tự nhiên quan trọng.

  • Hạn chế sử dụng các chất độc hại.

  • Thúc đẩy ứng dụng công nghệ môi trường.

  • Hợp tác và tuân thủ các quy định: Đối tác với các tổ chức và chính phủ để thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ nguồn nguyên liệu. Điều này đảm bảo rằng mọi người và tổ chức đều đóng góp vào việc bảo vệ và sử dụng nguồn nguyên liệu một cách bền vững.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay