Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 7: Đo thời gian

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Đo thời gian. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI 7 - ĐO THỜI GIAN

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Đơn vị đo thời gian thường sử dụng là gì?

Trả lời:

  • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

  • Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ,...

Câu 2: Kể tên một số dụng cụ đo thời gian.

Trả lời:

Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau. đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây,...

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trong thi đấu thể thao hoặc trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Vì sao?

Trả lời:

Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì đồng hồ bấm giây có thể đo được khoảng thời gian rất nhỏ (khoảng 1100 s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian thực hiện các thí nghiệm, thời gian trong các sự kiện thể thao.

Câu 2: Nêu công dụng của một số loại đồng hồ?

Trả lời:

  • Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày cần độ chính xác cao

  • Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao.

Câu 3: Nêu các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây

Trả lời:

Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây:

  • Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.

  • Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.

  • Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

Câu 4: Kể tên một số đơn vị đo thời gian khác.

Trả lời:

  • Olympiad: chu kì 4 năm

  • Nhật: ngày

  • Thời canh: 2 giờ

  • Khắc: 15 phút

  • Phân: 15s

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lúc Hoa đi học, đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút, lúc hoa đến trường là 7 giờ 30 phút. Hỏi Hoa đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu giây?

Trả lời:

Thời gian Hoa đi từ nhà đến trường là: 7 giờ 30 phút - 7 giờ 15 phút = 15 phút

1 phút = 60s

Thời gian Hoa đi từ nhà đến trường tính bằng giây là: 15 x 60 = 900 (giây).

Câu 2: Để xác định thời gian làm bài tập, ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

Trả lời:

Để xác định thời gian làm bài tập, ta nên sử dụng đồng hồ điện tử là phù hợp và chính xác nhất.

Câu 3: Mai đi từ nhà đến bến xe buýt hết 5 phút, sau đó đi xe buýt đến trường hết 15 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu giờ?

Trả lời:

Mai đi từ nhà đến trường hết thời gian là: 15 phút + 15 phút = 30 phút

Mà 1 giờ = 60 phút nên 30 phút = 30 : 60 = 0,5 giờ.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Tại một nhà máy, công nhân A có thể làm ra 1720 sản phẩm mỗi ngày. Công nhân B có thể làm ra 420 sản phẩm mỗi 6 giờ. Các sản phẩm được đóng gói theo quy định 20 gói mỗi hộp. Vậy mỗi ngày công nhân A và B hoàn thành bao nhiêu hộp sản phẩm?

Trả lời:

Công nhân B mỗi giờ làm được số sản phẩm là: 420 : 6 = 70 (sản phẩm).

Mỗi ngày công nhân B mỗi giờ làm được số sản phẩm là: 

70 x 24 = 1680 (sản phẩm)

Mỗi ngày công nhân A và B làm ra số sản phẩm là: 

1720 + 1680 = 3400 (sản phẩm)

Mỗi ngày công nhân A và B hoàn thành số hộp sản phẩm là:

3400 : 20 = 170 (hộp sản phẩm)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay