Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của té bào

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của té bào. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

CHƯƠNG V - TẾ BÀO

BÀI 19 - CÂU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Tế bào được cấu tạo từ các thành phần nào?

Trả lời:

Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng, kích thước và chức năng khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau:

  • Màng tế bào là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

  • Tế bào chất là vùng nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Phần lớn các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng, tạo các chất để tăng trưởng,...) của tế bào xảy ra ở tế bào chất. 

  • Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 2: Có mấy loại tế bào? Nêu đặc điểm của các loại tế bào đó.

Trả lời:

Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

  • Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.

  • Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống

Cấu tạo từ ba thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân

Khác

  • Nhân không có màng bao bọc

  • Chưa có hệ thống nội màng

  • Các bào quan chưa có màng bao bọc

  • Nhân có màng bao bọc

  • Có hệ thống nội màng

  • Các bào quan đã có màng bao bọc

Câu 2: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.

Trả lời:

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Giống

  • Đều là tế bào nhân thực

  • Đều có cấu tạo từ các thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân

Khác

- Không có thành tế bào

- Không bào nhỏ hoặc không có

- Không có lục lạp

- Thành tế bào được cấu tạo từ cellulose

- Không bào lớn 

- Có lục lạp

Câu 3: Quan sát hình bên và chú thích các thành phần trong hình.

Trả lời:

  1. Thành tế bào

  2. Tế bào chất

  3. Nhân

  4. Lục lạp

Câu 4: Hình dưới đây là tế bào động vật hay té bào thực vật? Giải thích và chú thích tên gọi, chức năng các thành phần trong hình.

Trả lời:

  • Hình trên mô tả tế bào động vật vì tế bào này không có thành tế bào bao ngoài màng tế bào và trong tế bào chất không có chứa lục lạp. 

  • Tên gọi và chức năng các thành phần trong hình:

  • a, Màng tế bào là lớp màng mỏng bao bọc tế bào có chức năng kiểm soát sự di chuyễn của các chất vào và ra khỏi tế bào.

  • b, Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

  • c, Nhân tế bào là nơi có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào.

Câu 5: Trong các thành phần dưới đây, thành phần nào có trong tế bào nhân sơ, thành phần nào có trong tế bào nhân thực?

  1. Màng tế bào 2. Tế bào chất

  2. Nhân 4. Vùng nhân

Trả lời:

  • Thành phần có trong tế bào nhân sơ: 1, 2, 4

  • Thành phần có trong tế bào nhân thực: 1, 2, 3

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Các đặc điểm nào của tế bào động vật và tế bào thực vật thích nghi với hình thức dinh dưỡng của chúng?

Trả lời:

  • Tế bào thực vật có lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thu năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp → Thực vật có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng.

  • Tế bào động vật không có lục lạp → Động vật có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.

  • Thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật vì tế bào thực vật có thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào. Thành tế bào được cấu tạo bằng cellulose cứng chắc có chức năng quy định hình dạng, đảm bảo độ cứng cáp cho tế bào thực vật nói riêng và cơ thể thực vật nói chung.

Câu 2: Lấy ví dụ về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

Trả lời:

Tế bào nhân thực: Trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,...

Tế bào nhân sơ: vi khuẩn lam, xạ khuẩn,...

Câu 3: Tại sao lá cây có màu xanh?

Trả lời:

Chính những lục lạp (có chứa chất diệp lục) vô cùng nhỏ bé trong mỗi tế bào thực vật đã tạo nên màu xanh của lá cây.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực, nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn hơn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, làm cho tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn tế bào nhân thực.

Câu 2: Nêu ưu, nhược điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

  • Tế bào nhân sơ:

  • Ưu điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh; quá trình phân chia nhanh chóng làm thời gian thế hệ cũng rút ngắn đi.

  • Nhược điểm: không dễ thích nghi nếu môi trường thay đổi đột ngột

  • Tế bào nhân thực

  • Ưu điểm: kích thước lớn hơn nên tránh được được sự thực bào của các tế bào khác và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn, khả năng thích nghi cao hơn tế bào nhân sơ

  • Nhược điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản chậm hơn tế bào nhân sơ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay