Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 29: Virus

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Virus. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

CHƯƠNG VII - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 29 - VIRUS

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Virus là gì?

Trả lời:

Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống.

Câu 2: Virus có kích thước như thế nào? Lấy ví dụ so sánh kích thước vi khuẩn với virus.

Trả lời:

  • Hầu hết virus đều có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.

  • Ví dụ: Một vi khuẩn đường ruột có kích thước từ 2 đến 4 km, kích thước đó gấp ba lần loại virus lớn nhất và dài gấp 300 lần một virus cảm lạnh.

Câu 3: Virus có mấy dạng? Lấy ví dụ.

Trả lời:

Virus có ba dạng chính: dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...). dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...), dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...). 

Câu 4: Nêu cấu tạo của virus.

Trả lời:

Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein.

Câu 5: Virus có vai trò và ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

  • Virus có vai trò quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong y học và nông nghiệp. Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine. Chúng cũng được sử dụng để sản xuất nhiều chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein,...

  • Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường. Chúng còn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác góp phần tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh tốt như giống bông kháng sâu hại, giống lúa "gạo vàng" có giá trị dinh dưỡng cao,....

Câu 6: Virus có thể gây bệnh cho đối tượng nào? Kể tên một số bệnh do virus gây ra.

Trả lời:

  • Virus có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.

  • Ở người, virus gây ra các bệnh như: thuỷ đậu, quai bị, viêm gan B, cúm,... Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp ở người do virus gây ra.

  • Virus còn gây ra một số bệnh ở động vật như: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm,...

  • Ở thực vật, virus gây ra một số bệnh như: khảm ở cây đậu, xoăn lá cà chua,...

  • Các bệnh do virus gây ra dễ lây lan, trở thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Các virus ở vi khuẩn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính,...

Câu 7: Nêu biện pháp phòng bệnh do virus gây ra.

Trả lời:

  • Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine.

  • Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu.

  • Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

  • Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus.



2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nói “virus là vật thể không sống” là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Nói “virus là vật thể không sống” là sai. Vì virus là thực thể nằm trong ranh giới của vật thể sống và vật thể không sống:

  • Virus không phải là vật thể sống vì virus không có cấu tạo tế bào; virus sống kí sinh bắt buộc, chỉ có thể nhân lên trong cơ thể sinh vật khác; không có đầy đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể sống.

  • Virus không phải là vật thể không sống vì khi ở trong cơ thể vật chủ chúng sẽ có thể biểu hiện các quá trình sống cơ bản như nhân lên,…

Câu 2: So sánh virus và vi khuẩn.

Trả lời:

Vi khuẩn

Virus

Có cấu tạo tế bào

Không

Sinh sản độc lập

Không

Kí sinh bắt buộc

Không

Là cơ thể sống

Không

Tự tổng hợp được các chất cần thiết

Không

Câu 3: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng.

Trả lời:

  • Dạng xoắn: virus Ebola

  • Dạng khối: HIV, Hepatitis B, Adeno virus, Influenza, Papillioma virus, Rota virus, Herpes virus

  • Dạng hỗn hợp: Bacteriophage, Rabies virus

Câu 4: Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

Trả lời:

Vì virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 5: Virus tấn công cơ thể như thế nào?

Trả lời:

Virus tấn công cơ thể bằng cách xâm nhập vào các tế bào và sử dụng các cơ chế di truyền, di chuyển để sao chép và lây nhiễm.

Câu 6: Virus có thể sống được bên ngoài cơ thể chủ không?

Trả lời:

Một số loại virus có thể tồn tại và sống ở môi trường bên ngoài cơ thể chủ trong thời gian ngắn, trong khi những loại virus khác chỉ sống và lây nhiễm trong cơ thể chủ.

Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của vaccine chống virus là gì?

Trả lời:

Vaccine chống virus hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để nhận biết và tiêu diệt virus mục tiêu.

Câu 8: Virus có thể lây từ người này sang người khác như thế nào?

Trả lời:

Virus có thể lây truyền giữa người qua tiếp xúc với dịch cơ thể như nước bọt, chất nhầy hoặc mủ, qua hơi, qua vật chứa virus đã bị nhiễm bẩn, hoặc qua đường tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau:

Trả lời:

  1. Vỏ ngoài 2. Vỏ protein

  2. Lõi (DNA hoặc RNA) 4. Gai glycoprotein

Câu 2: Trong các ví dụ sau, đâu không phải bệnh do virus gây ra:

  1. HIV/AIDS 2. SARS-CoV-2 3. Sởi

  2. Mục trứng cá 5. Quai bị 6. Thương hàn

  3. Bệnh lỵ 8. Ngộ độc thực phẩm

Trả lời:

Bệnh không phải do virus gây ra: 4, 6, 7, 8

Câu 3: Em đã từng tiêm những vaccine phòng bệnh nào? Vì sao cần tiêm nhiều loại vaccine?

Trả lời:

  • Em đã từng tiêm:

  • Vaccine phòng bệnh viêm gan B

  • Vaccine phòng bệnh bạch hầu

  • Vaccine phòng bệnh uốn ván

  • Vaccine phòng bệnh Rubella

  • Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản

  • Vaccine Covid-19

  • Cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau vì mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số chủng virus. Do đó, cần tiêm phòng nhiều loại vaccine để giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng trước sự tấn công của nhiều chủng virus (tức là phòng chống được nhiểu bệnh).

Câu 4: Kể tên các loại virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể vật chủ.

Trả lời:

  • Virus SARS-CoV-2: có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, nhựa và gỗ trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Virus Influenza: Virus gây ra cảm lạnh và cúm có thể tồn tại trên các bề mặt như các tay cầm cửa, quần áo hoặc tiền giấy trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Virus Ebola: Virus Ebola có thể tồn tại trong chất cơ thể, chất bài tiết và các bề mặt không sống trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Virus Herpes Simplex: Virus gây ra bệnh Herpes có thể tồn tại ngoài cơ thể trên các bề mặt như dao cạo, chén đĩa và vật liệu y tế trong thời gian ngắn.

  • Virus HIV: Dù virus này không thể tồn tại lâu trên các bề mặt không sống,nhưng  chúng có thể còn sống trong một số chất bài tiết như máu và dịch tiết tình dục trong thời gian ngắn.

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Nên làm gì khi dẫm phải kim tiêm trên đường?

Trả lời:

  • Xử lý vết thương tại chỗ:

  • Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể

  • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. 

  • Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

  • Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV.

  • Những xét nghiệm cần làm: xét nghiệm máu, ngoài ra một số xét nghiệm khác như huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận. 

  • Điều trị phơi nhiễm HIV 

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá 72 giờ.

  • Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

  • Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

  • Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ 

  • Xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. 

Câu 2: Vì sao phải tiêm chủng nhiều lần (tiêm nhắc lại)? 

Trả lời:

  • Vì với một số loại vaccine (như vaccine bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững. Ngoài ra, kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều 1 loại vắc-xin có khả năng giảm dần theo thời gian, nếu không được tiêm chủng nhắc lại thì trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Độ bền vững của kháng thể còn phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin, công nghệ sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ thể.

  • Tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch tối đa cho cơ thể. Đặc biệt là cúm mùa vì virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên vắc-xin cúm hằng năm đều có sự thay đổi.

Câu 3: Tại sao virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng? 

Trả lời:

Virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng do chúng có khả năng thay đổi di truyền gen trong quá trình sao chép.

Câu 4: Tại sao một số virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng hơn so với những virus khác?

Trả lời:

Những căn bệnh nghiêm trọng mà virus gây ra phụ thuộc vào sự tương tác giữa virus, hệ miễn dịch của người nhiễm và tình trạng sức khỏe tổng thể của người nhiễm.

Câu 5: Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Trả lời:

  • Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine. 

  • Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

  • Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền.

  • Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra các cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ hoặc năng suất cao hơn.

  • Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác.

Câu 6: Thuốc trừ sâu từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học.

Trả lời:

So với thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu từ virut có một số ưu điểm sau :

  • Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.

  • Virus được bao trong thể bọc nên có thể bảo quản, tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.

  • Dễ sản xuất, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay