Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 34: Thực vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Thực vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG VII - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 34 - THỰC VẬT

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đa dạng thực vật được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Thực vật sống ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Thực vật gồm nhiều loài, có kích thước và môi trường sống khác nhau. Trên thế giới có khoảng gần 400 000 loài thực vật đã được phát hiện, trong đó ở Việt Nam là khoảng gần 12 000 loài với thành phần cụ thể như ở bảng bên.

Câu 2: Thực vật được chia thành các nhóm dựa trên tiêu chí nào? 

Trả lời:

Các loài thực vật đều có một số đặc điểm giống nhau, bên cạnh đó chúng cũng có những sai khác về hình thái, cấu tạo bên trong, đặc điểm sinh sản,... Dựa vào các đặc điểm sai khác đó, thực vật được phân chia thành hai nhóm chính với các ngành đại diện như sơ đồ sau:

Câu 3: Nêu một số đặc điểm của thực vật không có mạch.

Trả lời:

Thực vật không có mạch gồm những loài cơ thể không có mạch dẫn. Rêu là đại diện thuộc nhóm này. Rêu cũng là nhóm thực vật sống trên cạn đầu tiên. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Cơ thể rêu nhỏ bé chỉ cao khoảng 1 – 2 cm, có rễ giả, thân và lá không có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử.

Câu 4: Nêu một số đặc điểm của thực vật có mạch.

Trả lời:

  • Thực vật có mạch là nhóm các loài thực vật có thân, lá, rễ thật và cơ thể có mạch dẫn.

  • Dương xỉ là đại diện của nhóm thực vật có mạch; sinh sản bằng bào tử. Chúng thường sống ở những nơi ẩm, mát như: bờ ruộng, chân tường, dưới tán rừng,... 

Câu 5: Thực vật hạt trần có đặc điểm gì?

Trả lời:

Thực vật hạt trần là những cây gỗ có kích thước lớn với hệ mạch dẫn phát triển, chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy có tên là hạt trần). 

Câu 6: Thực vật hạt kín có đặc điểm gì?

Trả lời:

Thực vật hạt kín có cấu tạo hoàn thiện, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài phong phú nhất. Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái (lá đơn, lá kép; thân củ, thân rễ; rễ cọc, rễ chùm,... ).

Câu 7: Nêu vai trò của thực vật đối với môi trường.

Trả lời:

  • Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, cháy rừng,... cùng với các hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt của con người đã thải vào môi trường một lượng lớn khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường. Như vậy, thực vật giúp cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.

  • Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây còn góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hoà không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.

  • Ngoài ra, thực vật còn góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tại như: sạt lở đất, lũ quét,...

Câu 8: Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và con người.

Trả lời:

  • Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh tổng hợp chất hữu cơ cho sinh giới và tạo ra oxygen. Đây là nguồn oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của động vật và con người. Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật, các loài động vật này lại là thức ăn của nhiều loài động vật khác. Vì vậy, thực vật được coi là "nhà sản xuất" thức ăn của sinh giới.

  • Ngoài ra, thực vật còn là "nhà" và nơi sinh sản của nhiều loài động vật sống trên cây như: sóc, chim,...

  • Ngoài ra, thực vật mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Con người đã sử dụng chúng để phục vụ đời sống hằng ngày của mình.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt rêu và dương xỉ.

Trả lời:

  • Giống nhau:

  • Thân và lá thật.

  • Lá có chất diệp lục.

  • Thực hiện các quá trình: quang hợp, hô hấp, hút nước...

  • Sinh sản bằng bào tử.

  • Cơ quan sinh sản túi bào tử.

  • Khác nhau: 

Rêu

Dương xỉ

Rễ

Rễ giả

Rễ thật

Thân

Thân ngắn, không phân nhánh

Thân hình trụ

Lá nhẹ, mỏng

Lá non đầu cuộn tròn, lá già có cuống dài

Mạch dẫn

Không có

Vị trí cơ quan sinh sản

Ngọn cây

Mặt dưới lá già

Câu 2: Phân biệt thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.

Trả lời:

Đặc điểm

Thực vật hạt trần

Thực vật hạt kín

Cơ quan sinh dưỡng

Rễ

Rễ thật

Rễ thật

Thân 

Thân có hệ mạch dẫn

Thân có hệ mạch dẫn

Chủ yếu lá lá kim

Hình dạng lá đa dạng

Cơ quan sinh sản

Nón

Có nón 

Không có nón

Hoa 

Không có hoa

Có hoa

Quả 

Không có quả

Có quả

Hạt

Hạt trần

Hạt kín

Câu 3: Kể tên một số loài thuộc các nhóm thực vật.

Trả lời:

  • Thực vật không có mạch: rêu tường,...

  • Thực vật có mạch: dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong,...

  • Thực vật hạt trần: thông, pơmu, hoàng đàn, vạn tuế, bách tán,...

  • Thực vật hạt kín: cam, chanh, đào, bưởi, mận,...

Câu 4: Trong các loài thực vật sau, đâu là thực vật không có mạch; đâu là thực vật có mạch, không có hạt; đâu là thực vật hạt trần; đâu là thực vật hạt kín?

  1. Quyết 2. Cây cóc 3. Dương xỉ

  2. Rêu 5. Pơmu 6. Bách tán

  3. Cỏ bợ 8. Rêu tường 9. Kim giao

  4. Bao báp 11. Bèo ong 12. Bèo tấm

Trả lời:

  • Thực vật không có mạch: 1, 4, 8

  • Thực vật có mạch, không có hạt: 3, 7, 11

  • Thực vật hạt trần: 5, 6, 9

  • Thực vật hạt kín: 2, 10, 12

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số thực vật hạt trần tại Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

Một số thực vật hạt trần tại Việt Nam: Pơ mu (Fokienia hodginsii); thông Đà Lạt (Pinus dalatensis); bách xanh (Calocedrus macrolepis), tuế lá xẻ (Cycas micholitzii); kim giao (Nageia fleuryi); hồng tùng (Dacrydium elatum),...

Câu 2: Em biết gì về đa dạng thực vật hạt trần ở Việt Nam?

Trả lời:

Thực vật hạt trần ở Việt Nam hiện có 8 họ 21 chi và 69 loài, trong đó có 16 loài được xếp trong nhóm IA, IIA trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và có 27 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Câu 3: Thực vật nào được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu?

Trả lời:

  • Một trong những loài thực vật được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là "kelp" (tảo bẹ). Tảo bẹ được coi là một loài thực vật quan trọng trong hệ sinh thái biển, đặc biệt là trong các kelp forest (rừng tảo bẹ). Chúng là một loài "keystone species" (loài chủ chốt) trong môi trường sống của chúng.

  • Tảo bẹ là một loại rong biển mọc ở các khu rừng dưới nước được gọi là rừng tảo bẹ. Những khu rừng này được tìm thấy ở các vùng ôn đới và địa cực trên khắp thế giới. Sinh vật này là một phần quan trọng của hệ sinh thái đại dương, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn các sinh vật biển, giúp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển.

  • Rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất và ít được biết đến nhất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các đại dương và Trái Đất. Chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển và hỗ trợ chuỗi thức ăn cả trên cạn và dưới nước.

Câu 4: Tại sao cần ưu tiên nghiên cứu và bảo tồn các loài thực vật hiếm quý hiếm?

Trả lời:

Việc nghiên cứu và bảo tồn các loài thực vật hiếm quý cần được ưu tiên hàng đầu vì nó có những lợi ích quan trọng sau đây:

  • Bảo vệ đa dạng sinh học: giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và duy trì sự cân bằng tự nhiên.

  • Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài thực vật hiếm quý có thể chứa đựng những thành phần có tiềm năng đối với y học và dược phẩm   phát triển các loại thuốc mới và các ứng dụng y học tiềm năng.

  • Bảo vệ di truyền: Bảo vệ nguồn gen tự nhiên.

  • Văn hóa và môi trường: Một số loài thực vật hiếm quý có giá trị văn hóa và tâm linh đối với cộng đồng địa phương và sự tồn tại của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sống tự nhiên.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Thực vật cỏ dại có thể trở thành mối đe dọa cho sự đa dạng sinh học địa phương như thế nào?

Trả lời:

  • Cạnh tranh với cây cối địa phương: Thực vật cỏ dại thường cạnh tranh mạnh mẽ với cây cối và loài thực vật địa phương khác để tìm kiếm ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng giảm sức sống của các loài thực vật địa phương và suy giảm đa dạng sinh học.

  • Thay đổi hệ sinh thái: Thực vật cỏ dại có thể thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái địa phương bằng cách thay đổi sự phân bố của các loài thực vật khác và tác động đến quá trình phục hồi tự nhiên của môi trường.

  • Tác động đến động vật: Sự gia tăng của các loại thực vật cỏ dại có thể ảnh hưởng đến thức ăn và môi trường sinh sống của động vật địa phương.

  • Mất mát di truyền: Thực vật cỏ dại phát triển mạnh có thể thực vật địa phương không  thể phát triển được, dẫn đến mất mát di truyền quý báu và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.

Câu 2: Tại sao rừng nhiệt đới có mức độ đa dạng thực vật cao?

Trả lời:

  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Rừng nhiệt đới có môi trường ẩm ướt, nhiệt đới và có nhiều nguồn dinh dưỡng, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của rất nhiều loại thực vật.

  • Khí hậu đa dạng: Rừng nhiệt đới bao gồm các khu vực có khí hậu đa dạng, từ khu vực mưa nhiều đến khu vực mưa ít, tạo điều kiện cho sự sống và phát triển của nhiều loại thực vật.

  • Sự phong phú về loại đất: Rừng nhiệt đới có sự phong phú về loại đất, từ đất sét đến cát, từ đất axit đến đất kiềm, tạo điều kiện cho sự phát triển của đa dạng nhóm thực vật.

  • Tính cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các loại thực vật để tìm kiếm nguồn ánh sáng, nước và dinh dưỡng cũng góp phần tăng sự đa dạng của rừng nhiệt đới.

  • Sự tương tác sinh thái: Rừng nhiệt đới cung cấp môi trường sống phong phú cho động vật, côn trùng và loại thực vật khác, tạo ra các mối quan hệ phức tạp và đa dạng trong hệ sinh thái.

Câu 3: Thực vật đóng vai trò như thế nào trong cân bằng hệ sinh thái?

Trả lời:

  • Tạo ra một môi trường sống ổn định: Cây cối cung cấp nơi ở cho nhiều loài động vật và vi sinh vật, giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái.

  • Phân bón: Lá cây, cành cây và quả rụng sau khi phân hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho đất đai.

  • Hấp thụ và lưu trữ carbon: Cây cối hấp thụ carbon dioxide từ không khí và lưu trữ nó dưới dạng carbon hữu cơ, giúp giảm hiệu ứngnhà kính và ổn định khí hậu.

  • Bảo vệ nguồn nước: Hệ rễ của cây cối giúp duy trì độ ẩm đất đai và ngăn chặn sự xói mòn, ổn định chu trình nước và hạn chế sự thâm nhập của loài dại không mong muốn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay