Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 43 - TRỌNG LƯỢNG, LỰC HẤP DẪN
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày lực hút của Trái Đất.
Trả lời:
Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác động bởi lực hút của Trái Đất.
Câu 2: Trình bày khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo của trọng lượng.
Trả lời:
Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.
Trọng lượng thường được ký hiệu bằng chữ P
Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực.
Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Trả lời:
Trọng lượng và khối lượng của một vật tuy là hai đại lượng khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, còn khối lượng là số đo lượng chất của vật đó, khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.
Câu 4: Lực hấp dẫn gì? Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào đâu?
Trả lời:
Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn.
Câu 5: Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào đâu?
Trả lời:
Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phân biệt trọng lượng và khối lượng.
Trả lời:
Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác.
Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác.
Câu 2: Em hãy tìm một ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật.
Trả lời:
Ví dụ: Nhờ có lực hấp dẫn mà Trái Đất mới quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 3: Mặt Trăng luôn quay xung quanh Trái Đất. Giải thích hiện tượng này.
Trả lời:
Vì mặt Trăng chịu tác động của lực hấp dẫn của Trái Đất nên luôn quay xung quanh Trái Đất.
Câu 4: Trái đất hút vật thể thì vật thể có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
Trả lời:
Trái đất hút vật thể thì vật thể cũng hút Trái Đất.
Lực này gọi là lực hấp dẫn.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tại sao các nhà du hành vũ trụ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng khi khoác lên người bộ trang phục bảo hộ nặng hàng chục kg?
Trả lời:
Họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì trọng lượng trên Mặt Trăng của các nhà du hành vũ trụ (lực hút của Mặt Trăng lên người đó) chỉ bằng khoảng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất.
Câu 2: Em hãy nêu một số hiện tượng có liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lượng, khối lượng thường gặp trong đời sống.
Trả lời:
Ném một quả bóng lên cao, ta thấy quả bóng lại rơi xuống mà không phải bay thẳng lên trời
Thả viên phấn rơi thẳng từ trên cao xuống đất
Câu 3: Trên gói kẹo mút có ghi 300 gam. Số ghi đó cho biết điều gì?
Trả lời:
Trên gói kẹo có ghi 300 gam. Số ghi đó cho biết khối lượng kẹo mút trong túi là 300 g không tính bao bì.
Câu 4: Biết một bạn học sinh nặng 60 kg. Tính trọng lượng của một bạn học sinh đó.
Trả lời:
Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
Trọng lượng của một bạn học sinh nặng 60 kg là 60. 10 = 600 N.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Lực hấp dẫn tác động như thế nào đến vũ trụ?
Trả lời:
Giữ vật trên bề mặt Trái Đất: Lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên mỗi vật, kéo chúng về phía trung tâm Trái Đất. Điều này giúp giữ cho các vật trên bề mặt Trái Đất và ngăn chúng rơi xuống không gian.
Chịu trách nhiệm về cấu trúc và định hình của vật thể lớn: Lực hấp dẫn tác động lên các đối tượng lớn như hành tinh, sao, thiên hà, tạo ra cấu trúc và định hình của chúng. Nó làm cho các hành tinh quay quanh mặt trời, duy trì sự ổn định của hệ mặt trời và hệ sao khác.
Tạo ra chuyển động của vật trong không gian: Lực hấp dẫn tạo ra chuyển động của các vật thể trong không gian. Ví dụ, mặt trăng xoay quanh Trái Đất do tác động của lực hấp dẫn giữa hai vật.
Tạo nên hiện tượng thủy triều: Lực hấp dẫn mặt trời và mặt trăng tác động lên hệ thống nước trên Trái Đất, gây ra hiện tượng thủy triều. Sức kéo này làm cho mực nước biển tăng và giảm theo chu kỳ nhưng cũng có thể tạo ra các biến đổi không đều trong mực nước trên bờ biển.
Cung cấp năng lượng cho các ngôi sao: Trong các ngôi sao, lực hấp dẫn tạo ra sức ép và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các quá trình tỏa sáng và cung cấp năng lượng cho các ngôi sao tỏa sáng.
Lực hấp dẫn là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong vũ trụ và trên Trái Đất.
Câu 2: Tại sao các phi hành gia khi du hành vũ trụ sẽ cao lên? Chiều cao đó có giữ nguyên khi quay lại Trái Đất không?
Trả lời:
Vì môi trường trong vũ trụ là môi trường không trọng lượng. Môi trường không trọng lượng gây ra sự phát triển chiều cao bằng cách làm thẳng cột sống. Khi không bị ảnh hưởng của lực hút Trái Đất, cột sống có thể mở rộng, thư giãn, giúp các phi hành gia thực sự cao thêm.
Nhưng khi trở về, lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ tác động lên và làm đảo ngược, dẫn đến nguy cơ bị đau lưng. Các nhà khoa học cho rằng lợi ích của việc gia tăng chiều cao không tồn tại trong thời gian dài vì khi trở về Trái Đất, chiều cao có thể trở lại bình thường sau một thời gian.