Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG
BÀI 46 - NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Em biết gì về năng lượng?
Trả lời:
Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.
Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.
Trả lời:
Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Câu 3: Trình bày sự truyền năng lượng.
Trả lời:
Năng lượng có thể truyền đi từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.
Trả lời:
Ví dụ: Gió nhẹ làm quay chong chóng, gió mạnh làm quay cánh quạt của tua-bin gió, lốc xoáy phá huỷ các công trình. Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài thì chong chóng, tua-bin gió còn quay, các công trình xây dựng còn bị phá huỷ.
Câu 2: Lấy ví dụ về sự truyền năng lượng.
Trả lời:
Qua tác dụng lực: như gió truyền năng lượng cho cánh quạt.
Qua truyền nhiệt: năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.
Câu 3: Lấy ví dụ về năng lượng trong cuộc sống.
Trả lời:
Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.
Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.
Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Kể tên một số chất dẫn nhiệt, dẫn điện tốt trong thực tế.
Trả lời:
Chất dẫn điện tốt: bạc, đồng , vàng, nhôm, sắt,...
Chất dẫn nhiệt tốt: nhôm, sắt, đồng,...
Câu 4: Hãy nêu một số hoạt động thường ngày của em có sử dụng năng lượng điện.
Trả lời:
Một số hoạt động thường ngày của em có sử dụng năng lượng điện: thắp sáng bóng đèn điện, nấu cơm bằng nồi cơm điện, xem ti vi, bật điều hòa, sạc pin điện thoại.
Câu 3: Những hoạt động hằng ngày nào của em có sử dụng năng lượng?
Trả lời:
Sử dụng năng lượng hóa học được chuyển hóa từ thức ăn để học bài.
Đạp xe tới trường đã sử dụng động năng.
Câu 4: Hãy nêu một số ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tế cuộc sống của em.
Trả lời:
Qua truyền nhiệt: Nhiệt độ môi trường làm đá tan thành nước.
Qua tác dụng lực: Cái búa đưa lên càng cao càng làm cho chiếc đinh đâm sâu vào tường.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trình bày thực trạng năng lượng tại Việt Nam.
Trả lời:
Năng lượng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2019, tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 48 triệu tấn dầu tương đương (TOE) lên khoảng 89 triệu TOE, tương đương với mức tăng trưởng hằng năm 5,9%. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lượng tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt, điện hạt nhân và năng lượng mặt trời, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu sử dụng năng lượng của đất nước. Việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tái tạo cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đã trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Câu 2: Nêu một số hoạt động của con người gây ảnh hưởng tới môi trường.
Trả lời:
Khi tham gia giao thông, các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu… thải ra các chất CO, HC, CO2, SO2... các chất gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại tới sức khỏe của con người.
Khai thác dầu mỏ trên các vùng biển: sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sinh sống ở gần đó,…
Khai thác than đá: ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.
Các hoạt động thời trang: xả ra môi trường hàng tấn rác khổng lồ và khó phân hủy.