Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 50: Năng lượng tái tạo
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 50: Năng lượng tái tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG
BÀI 50 - NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nguồn năng lượng trong tự nhiên được chia thành mấy loại?
Trả lời:
Nguồn năng lượng trong tự nhiên được chia thành 2 loại: năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về năng lượng tái tạo?
Trả lời:
Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Câu 3: Nêu đặc điểm của năng lượng không tái tạo.
Trả lời:
Nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
Câu 4: Năng lượng tái tạo gồm những dạng năng lượng nào?
Trả lời:
Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng từ Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt,...
Năng lượng từ Mặt Trời và năng lượng từ gió luôn có sẵn trong thiên nhiên, thực tế được coi là vô hạn.
Năng lượng nước là năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước.
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.
Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được từ sinh vật và sản phẩm của sinh vật.
Câu 5: Nêu ưu điểm của năng lượng tái tạo.
Trả lời:
Các nguồn năng lượng này có ưu điểm:
Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.
Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt.
Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên).
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về các dạng năng lượng thuộc năng lượng tái tạo.
Trả lời:
Năng lượng nước như thuỷ triều, sóng biển,...
Năng lượng địa nhiệt: nhiệt toả ra từ các giếng phun, suối nước nóng, khu vực gần núi lửa,...
Năng lượng sinh khối: thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải,....
Câu 2: Nêu một ví dụ về năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng không tái tạo.
Trả lời:
Ví dụ như năng lượng gió và năng lượng mặt trời được dùng trong sản xuất điện thay vì sử dụng than đá.
Câu 3: Phân biệt năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
Trả lời:
Nguồn năng lượng tái tạo có sẵn và liên tục được bổ sung, còn nguồn năng lượng không tái tạo mất nhiều thời gian để hình thành và có thể bị cạn kiệt.
Câu 4: Kể tên một sô nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo mà em biết.
Trả lời:
Một số nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...
Một số nguồn năng lượng không tái tạo: than đá, dầu mỏ,...
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nguồn năng lượng không tái tạo được hình thành từ đâu?
Trả lời:
Nguồn năng lượng không tái tạo (nhiên liệu hóa thạch) được hình thành từ quá trình phân hủy kỵ khí của xác các sinh vật, bao gồm thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn trong các điều kiện thiếu oxy, cách đây hàng triệu năm.
Câu 2: Năng lượng Mặt Trời có nhược điểm gì?
Trả lời:
Chi phí sản xuất và lắp đặt cao;
Phụ thuộc vào thời tiết;
Vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít;
Sử dụng nhiều thành phần đắt tiền;
Sử dụng nhiều không gian, đặc biệt là diện tích mặt đất...
Gây ô nhiễm môi trường bởi rác thải là pin mặt trời đã qua sử dụng, trong đó có chứa cả những chất độc hại.
Câu 3: Năng lượng không tái tạo có ưu điểm gì?
Trả lời:
Là một nguồn năng lượng rẻ tiền và sẵn có
Năng lượng lớn
Thời gian khai thác nhanh, dễ sử dụng
Có vai trò quqan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới
Câu 4: Năng lượng sinh khối được dụng như thế nào tại Việt Nam?
Trả lời:
Sản xuất điện: Năng lượng sinh khối được sử dụng để sản xuất điện từ các nhà máy điện sinh khối. Việt Nam có 16 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất lắp đặt là 200 MW.
Sản xuất nhiệt: Năng lượng sinh khối được sử dụng để sản xuất nhiệt cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.
Sản xuất nhiên liệu sinh học: Năng lượng sinh khối được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học, chẳng hạn như ethanol và biodiesel.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày các bước làm và mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Trả lời:
Chuẩn bị: làm một chong chóng cắt ra từ vỏ lon nước ngọt, một que cứng gắn trên một giá cố định để làm trục quay, một vật nhẹ (nút áo bằng nhựa) cột vào đầu sợi dây dài khoảng 1 m quấn quanh trục.
Tiến hành: Đặt các cánh quạt của chong chóng bên dưới vòi nước. Mở vòi nước. Sức nước chảy mạnh làm chong chóng quay và tạo ra lực nâng vật lên cao.
Câu 2: Nếu dừng việc khai tác nguồn năng lượng không tái tạo, thế giới sẽ ra sao?
Trả lời:
Nếu việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch bị ngừng vào ngày mai, thế giới sẽ bị đình trệ nhanh chóng. Ngay cả ở những khu vực có phần lớn điện được sử dụng từ nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch thường được sử dụng để cung cấp nguồn điện "cố định" bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Nếu không có nguồn điện đó, các mạng lưới điện sẽ bị mất điện trên diện rộng.
Trong vòng vài tuần, tình trạng thiếu dầu sẽ cản trở việc vận chuyển thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác, vì dầu vẫn là nhiên liệu chính được sử dụng cho vận tải đường bộ và vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới.
Cho dù chính phủ các nước hạn chế tối đa nhu cầu và phân bổ các kho dự trữ năng lượng không tái tạo còn lại cũng chẳng kéo dài được bao lâu.
Câu 3: Trình bày tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam.
Trả lời:
Việt Nam hiện có hơn 3 triệu ha rừng trồng thương mại, hàng năm cung cấp 40 triệu m3 gỗ cho ngành công nghiệp sản xuất. Bên cạnh nguồn gỗ nội địa, Việt Nam cũng nhập khẩu 322 loại gỗ để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới 104 quốc gia. Phế phẩm từ gỗ công nghiệp được tận dụng và trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho năng lượng sinh khối phát triển ổn định. Ngoài ra, rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ cà phê cũng là đầu vào của năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam.
Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối. Đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai khi triển khai dự án năng lượng sinh khối.
Câu 4: Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào trong việc phát triển năng lượng sinh khối?
Trả lời:
Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư cho các dự án năng lượng sinh khối tương đối cao. Điều này là do các nguồn nguyên liệu sinh khối thường phân tán và khó thu gom, vận chuyển. Ngoài ra, các công nghệ sản xuất năng lượng sinh khối cũng còn tương đối mới và chưa được hoàn thiện, dẫn đến chi phí đầu tư cao.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng cho năng lượng sinh khối ở Việt Nam còn hạn chế. Điều này là do các nhà máy điện sinh khối, các cơ sở chế biến nhiên liệu sinh học và hệ thống phân phối năng lượng sinh khối vẫn còn chưa được phát triển đồng bộ.
Chính sách: Các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Điều này là do năng lượng sinh khối vẫn còn là một nguồn năng lượng mới ở Việt Nam, chưa được chú trọng đầu tư phát triển.
Năng lượng sinh khối ở Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số thách thức. Để phát triển năng lượng sinh khối một cách bền vững, cần có các giải pháp để giảm thiểu các thách thức này. Cụ thể, cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư vào xây dựng và vận hành nhà máy điện rác. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu phát thải khí độc hại trong quá trình đốt rác thải.