Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG X - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 52 - CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Em hiểu thế nào về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực?
Trả lời:
Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại. Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động "nhìn thấy", không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.
Câu 2: Mặt Trời mọc và lặn như thế nào?
Trả lời:
Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.
Câu 3: Giải thích hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây.
Trả lời:
Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.
Sau một thời gian dài, tới thế kỉ XVI, người ta mới dùng hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục của nó để giải thích chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời.
Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).
Câu 4: Nêu khái niệm thiên thể.
Trả lời:
Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.
Câu 5: Người ta phân biệt các thiên thể như thế nào?
Trả lời:
Sao là thiên thể tự phát sáng.
Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.
Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh, nhưng khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.
Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về các thiên thể.
Trả lời:
Sao: Mặt Trời.
Hành tinh: Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.
Vệ tinh: Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng.
Chòm sao: Chòm sao Thiên Yết, chòm sao Cự Giải, chòm sao Song Ngư,...
Câu 2: Mặt Trời luôn luôn chiếu sáng Trái Đất, vậy tại sao lại có ban đêm?
Trả lời:
Vì Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng một nửa Trái Đất, một nửa còn lại không được chiếu sáng sẽ chìm vào bóng tối, khi đó là ban đêm.
Câu 3: Ngày và đêm trên Trái Đất cách nhau bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
Trả lời:
Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.
Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h.
Câu 4: Tìm hiểu và nêu một ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.
Trả lời:
Chuyển động nhìn thấy: Một năm ta thấy có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông luân phiên nhau.
Chuyển động thực là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh trục của nó tạo ra sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt Trời xuống Trái Đất nên ta thấy thời tiết thay đổi theo 4 mùa.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Ta sẽ thấy hiện tượng gì khi ánh sáng mặt trời ló rạng?
Trả lời:
Ta sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc.
Câu 2: Ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Đây là chuyển động nhìn thấy hay chuyển động thật của Mặt Trời?
Trả lời:
Ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây, đây là chuyển động nhìn thấy chứ không phải là chuyển động thực của Mặt Trời.
Câu 3: Dựa vào kiến thức về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực, em hãy giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.
Trả lời:
Chuyển động của Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là chuyển động nhìn thấy. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là chuyển động thực. Vậy nên để giải thích hiện tượng Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là do Mặt Trời đứng yên và Trái Đất cùng các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời.
Câu 4: Các vệ tinh nhân tạo được phóng lên vũ trụ và bay vòng quanh Trái Đất. Vậy các vệ tinh nhân tạo đó có phải là một thiên thể không? Tại sao?
Trả lời:
Các vệ tinh nhân tạo không phải là một thiên thể, vì:
Thiên thể là các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.
Các vệ tinh nhân tạo là sản phẩm nhân tạo nên không phải là một thiên thể.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trình bày cách tự chế một chiếc đồng hồ đơn giản.
Trả lời:
Vì Trái Đất quay quanh trục của nó nên độ dài của bóng các vật trên mặt đất do ánh nắng mặt trời tạo ra thay đổi theo thời gian.
Có thể làm mặt đồng hồ bằng một tấm bia cứng hình tròn, đường kính khoảng 15 cm. Chia mặt đồng hồ thành 24 vạch ứng với 24 giờ (mỗi giờ ứng với một góc 15°). Dùng một dây kim loại nhỏ xuyên qua tâm của mặt đồng hồ sao cho một đầu dây nhô lên khỏi mặt đồng hồ khoảng 5 cm, đầu còn lại phải có độ dài sao cho góc giữa dây và mặt đất bằng vĩ độ nơi em sống (Ví dụ, Hà Nội là 21°).
Đặt mặt đồng hồ hướng về phía Bắc. Dùng đồng hồ để chỉnh hướng của mặt đồng hồ mặt trời sao cho bóng kim chỉ đúng thời gian.
Câu 2: Lịch âm và lịch dương khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Cơ sở đo lường thời gian: Lịch âm đo thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh Trái Đất. Còn lịch dương xác định dựa vào chu kỳ quay của Trái Đất quanh mặt trời.
Số lượng ngày trong năm: Với lịch âm thì sẽ có 354 hoặc 355 ngày trong một năm còn lịch dương sẽ là 356 hoặc 366 ngày trên năm.
Số ngày trong tháng: Số ngày trong lịch dương sẽ là 30-31 ngày và 28-19 ngày trong tháng 2. Còn với lịch âm sẽ là 29 (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ).
Ngày tốt và ngày xấu: Lịch dương sẽ không có sự phân biệt ngày tốt và ngày xấu. Còn với lịch âm thì sẽ dựa vào những yếu tố thiên văn và quan niệm truyền thống để chia ra các ngày tốt, ngày xấu và ngày bình thường.
Ngày lễ: Cả lịch dương và lịch âm đều có các ngày lễ trong năm. Ở nước ta, các ngày lễ của lịch âm rất được xem trọng, là bản sắc văn hoá riêng biệt của quốc gia.