Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 54: Hệ Mặt Trời

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 54: Hệ Mặt Trời. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

CHƯƠNG X - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 54 - HỆ MẶT TRỜI

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu các thành phần của hệ Mặt Trời. 

Trả lời:

  • Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

  • Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.

Câu 2: Nêu các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Bốn hành tinh vòng trong là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh chính, có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại. Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.

Câu 3: Nêu các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Bốn hành tinh vòng ngoài là: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí và có kích thước rất lớn. Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời, nên có nhiệt độ thấp. 

Câu 4: Các hành tinh có đặc điểm gì?

Trả lời:

Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Theo em, Mặt Trời là một ngôi sao hay hành tinh? Giải thích.

Trả lời:

Mặt Trời là một ngôi sao vì Mặt Trời tỏa ra sức nóng và phát ra ánh sáng mạnh.

Câu 2: Ngôi sao nào là trung tâm của Thái Dương hệ?

Trả lời:

Trung tâm của Thái Dương hệ là Mặt Trời.

Câu 3: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo chu kì quay quanh Mặt Trời từ chậm đến nhanh.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo chu kì quay quanh Mặt Trời từ chậm đến nhanh: Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thủy Tinh.

Câu 4: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo chu kì tự quay từ nhanh đến chậm.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo chu kì tự quay từ nhanh đến chậm: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Giải thích hiện tượng càng gần Mặt Trời thì hành tinh quay càng nhanh.

Trả lời:

Nhìn thẳng vào Mặt Trời rất nguy hiểm. Ánh sáng mặt trời có thể làm mù mắt. Các nhà thiên văn học không bao giờ nhìn thẳng trực tiếp vào Mặt Trời mà phải dùng một loại kính thiên văn đặc biệt để chụp ảnh bề mặt Mặt Trời).

Câu 2: Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời lớn hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất?

Trả lời:

Càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Do đó, các hành tinh là Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh cách xa Mặt Trời hơn Trái Đất nên chúng có chu kì quay lớn hơn chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 3: Vì sao thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau?

Trả lời:

Vì mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao Kim Tinh cách xa Mặt Trời hơn Thủy Tinh nhưng lại có nhiệt độ bề mặt lớn hơn?

Trả lời:

Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời bởi hành tinh này được bao phủ bởi lớp mây dày chứa cacbon dioxide và các khí khác, điều này ngăn không cho nhiệt từ Mặt Trời thoát ra không gian bên ngoài. Đó là lý do tại sao hành tinh thứ hai, sau sao Thủy hấp thu nhiệt từ Mặt Trời lại trở nên nóng hơn.

Câu 2: Nếu Trái Đất cách mặt Trời xa hơn, điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu khoảng cách được tăng lên, Trái Đất sẽ phải giảm vận tốc tiếp tuyến để duy trì quỹ đạo. Điều này có nghĩa là thời gian trong năm sẽ dài hơn. Ở khoảng cách xa hơn so với Mặt Trời, bức xạ nhận được sẽ không đủ để duy trì sinh quyển và hầu hết các sinh vật sống sẽ chết.

Câu 3: Sao Hải Vương và sao Thiên Vương giống nhau đến mức các nhà khoa học đôi khi gọi là “song sinh”, ngoại trừ về màu sắc. Sự khác biệt đó là do đâu?

Trả lời:

Sự khác biệt đó là do lượng mây mù tích tụ trong bầu khí quyển của sao Thiên Vương. Lớp mây mù này trên sao Thiên Vương dày hơn so với sao Hải Vương. Đây là nguyên nhân khiến sao Thiên Vương có màu nhạt hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay