Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 55: Ngân Hà
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 55: Ngân Hà. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG X - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 55 - NGÂN HÀ
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm Ngân Hà.
Trả lời:
Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.
Câu 2: Nêu mối liên hệ giữa Ngân Hà và hệ Mặt Trời.
Trả lời:
Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.
Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà. Nếu ta xem hệ Mặt Trời bé bằng một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà phải lớn bằng cả một lục địa.
Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng
Câu 3: Vì sao từ Trái Đất ta chỉ thấy Ngân Hà giống một dòng sông?
Trả lời:
Do hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà, nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em biết gì về chuyển động của Ngân Hà?
Trả lời:
Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s. Ngoài ra, Ngân Hà còn tự quay quanh lõi của mình.
Những vòng xoắn ốc của Ngân Hà trong đó có các thiên thể, chuyển động cùng với Ngân Hà. Các thiên thể trong Ngân Hà không những chuyển động theo Ngân Hà mà còn có chuyển động riêng của mình. Do đó, quỹ đạo cũng như tốc độ chuyển động của chúng rất phức tạp.
Câu 2: Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?
Trả lời:
Mặc dù không thể có con số chính xác có bao nhiêu hành tinh trên dải ngân hà. Nhưng theo các nhà khoa học đã khẳng định có ít nhất 100 tỷ ngôi sao như mặt trời. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có dấu hiệu của sự sống như trên Trái Đất.
Câu 3: Thiên hà nào ở gần dải Ngân Hà nhất?
Trả lời:
Thiên hà Tiên Nữ ở gần dải Ngân Hà nhất.
Câu 4: Dải ngân hà Milky Way là gì?
Trả lời:
Milky Way là một thiên hà hình dạng xoắn ốc nên khi nhìn từ trên cao sẽ thấy giống như một chiếc đĩa có các nhánh liên kết với nhau không chặt chẽ, nhìn vào trung tâm của dải ngân hà sẽ thấy lồi hẳn lên.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Cái tên Ngân Hà có nguồn gốc từ đâu?
Trả lời:
Vào những đêm trời trong, không Trăng, nhìn bầu trời ta sẽ thấy xen lẫn những vì sao lấp lánh là một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.
Người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc nên gọi là Ngân Hà (trong chữ Hán, Ngân là bạc, Hà là sông).
Câu 2: Trái Đất nằm ở đâu trong Ngân Hà?
Trả lời:
Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.
Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.
Câu 3: Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?
Trả lời:
Mặc dù không thể có con số chính xác có bao nhiêu hành tinh trên dải ngân hà. Nhưng theo các nhà khoa học đã khẳng định có ít nhất 100 tỷ ngôi sao như mặt trời. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy hành tinh nào có dấu hiệu của sự sống như trên Trái Đất.
Câu 4: Thời gian Mặt Trời quay một vòng quanh Ngân Hà là bao lâu?
Trả lời:
Mặt Trời quay một vòng quanh Ngân Hà hết 230 triệu năm.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Ngân Hà di chuyển (với tốc độ 600000 m/s) được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng khi Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng (với tốc độ 220000 m/s mất 230 triệu năm?
Trả lời:
230 triệu năm = (230000000 x 365 x 24 x 60 x 60) (giây)
Quãng đường cần tìm là:
S = (v x t ) : 95000 tỉ = (600000 x 230000000 x 365 x 24 x 60 x 60) : 95000 000 000 000 000
= 45810 năm ánh sáng.