Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 7 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7.

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu 1: Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm?

Trả lời:

- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...)

Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Trả lời:

Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

Câu 3: Tập trung dân chủ là gì?

Trả lời:

Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 4: Đảng chính trị duy nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam là gì?

Trả lời:

Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

Câu 5: Nêu các đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời:

- Tính thống nhất  - Tính thống nhất

- Tính nhân dân - Tính nhân dân

- Tính quyền lực  - Tính quyền lực

- Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Câu 6: Chính phủ là gì?

Trả lời:

Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước

Câu 7: Nêu nội dung của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ?

Trả lời:

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước và khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước; trao quyền cho Nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

Câu 8: Thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy, mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số cấp dưới phục tùng cấp trên; thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số....

Câu 9: Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định. Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

Câu 10: Chính phủ hoạt động theo mấy hình thức?

Trả lời:

Hoạt động theo 3 hình thức. Bao gồm:

- Thông qua các phiên họp của Chính phủ - Thông qua các phiên họp của Chính phủ

- Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ - Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ

- Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ - Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Câu 11: Trình bày chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

Trả lời:

Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau: công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ki điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước....

Câu 12: Trình bày chức năng của Chính phủ?

Trả lời:

Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện ở các mặt sau: đề xuất, xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình dự án trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, ban hành các văn bản dưới luật đề tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành; tổ chức thực hiện pháp luật; thống nhất quản lý về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....

Câu 13: Nêu nhiệm vụ của tòa án nhân dân?

Trả lời:

Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính đề bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Câu 14: Thực hành quyền công tố là gì?

Trả lời:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Câu 15: Kiểm sát hoạt động tư pháp là gì?

Trả lời:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Trình bày cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân?

Trả lời:

Toà án nhân dân được tổ chức thành: Toà án nhân dân tối cao; Toà án nhân dân cấp cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Toà án quân sự.

Câu 17: Hội đồng nhân dân là gì?

Trả lời:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Câu 18: Trình bày hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân?

Trả lời:

Hoạt động của Hội đồng nhân dân do luật định. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kỳ chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

Câu 19: Ủy ban nhân dân là gì?

Trả lời:

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Câu 20: Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay