Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Một công ty xả rác thải chưa qua xử lý ra môi trường và bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định của pháp luật. Hành vi xử phạt này thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân theo pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 2: Tại sao Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Vì Hiến pháp được Quốc hội ban hành
B. Vì Hiến pháp chỉ áp dụng cho các cơ quan nhà nước
C. Vì Hiến pháp là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác
D. Vì Hiến pháp quy định tất cả các hoạt động trong đời sống xã hội
Câu 3: Hiến pháp năm 2013 xác định tổ chức nào là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 4: Hiến pháp năm 2013 quy định nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp của công dân nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ quyền lợi cá nhân của mỗi công dân
B. Đảm bảo ổn định chính trị, phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia
C. Giúp người dân hiểu rõ hơn về pháp luật
D. Để thể hiện lòng yêu nước của mỗi người dân
Câu 5: Công dân có nghĩa vụ nào sau đây theo quy định của Hiến pháp 2013?
A. Trung thành với Tổ quốc
B. Bảo vệ môi trường
C. Đóng góp cho quỹ từ thiện
D. Phát triển kinh tế cá nhân
Câu 6: Công dân có thể phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp bằng cách nào?
A. Góp ý, báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền
B. Tự ý xử phạt người vi phạm
C. Tránh xa những người vi phạm mà không cần báo cáo
D. Chỉ lên tiếng khi có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân
Câu 7: Theo Hiến pháp năm 2013, giáo dục được xem là:
A. Một ngành kinh tế quan trọng
B. Quốc sách hàng đầu
C. Chính sách phúc lợi xã hội
D. Nghĩa vụ của từng cá nhân
Câu 8: Vì sao Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng?
A. Vì khoa học và công nghệ giúp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội
B. Vì khoa học và công nghệ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền
C. Vì khoa học và công nghệ chỉ có lợi cho các doanh nghiệp lớn
D. Vì khoa học và công nghệ không ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân
Câu 9: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Chủ tịch nước
Câu 10: Vì sao Quốc hội được xem là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
A. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
B. Quốc hội trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của Chính phủ và Chủ tịch nước
C. Quốc hội có quyền xét xử và ban hành án đối với các vụ án lớn
D. Quốc hội có quyền kiểm toán tài chính công và điều hành ngân sách nhà nước
Câu 11: Toà án nhân dân thành phố B ra quyết định xử phạt C 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”. Quyết định của Toà án là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 12: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm
A. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
B. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
C. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và có giá trị pháp lí cao nhất.
D. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?
A. Hợp đồng.
B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. Chính phủ.
D. Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô.
Câu 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
C. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại điện, dân chủ nghị viện.
D. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đân chủ nghị viện, dân chủ tuyệt đối.
Câu 15: Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chính trị - xã hội?
A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Công đoàn Việt Nam.
C. Tòa án nhân dân tối cao.
D. Hội Nông dân Việt Nam.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc các tình huống dưới đây:
Ông Minh là một công dân đang tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam. Ông nhận thấy rằng việc Quốc hội có vai trò quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát hoạt động của nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, ông không hiểu rõ về chức năng của các cơ quan khác như Chính phủ, Hội đồng nhân dân, và Toà án nhân dân.
a. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và có quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
b. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội..
c. Hội đồng nhân dân không có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước tại địa phương, vì tất cả quyền lực địa phương thuộc về Chính phủ.
d. Toà án nhân dân chỉ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hành chính, không có chức năng xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Câu 2: Cho tình huống sau:
B và A đều 20 tuổi, là đôi bạn thân từ nhỏ và cùng có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự. B hăng hái tham gia khám tuyển vì cho rằng đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Ngược lại, A cho rằng việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc và lấy lí do đang theo học đại học nên không chịu tham gia khám tuyển. Ban Chỉ huy quân sự địa phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng A vẫn không tham gia, thậm chí còn bỏ trốn sang địa phương khác.
a. B đã thực hiện đúng nghĩa vụ công dân bằng cách tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, tuân theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam.
b. A đã vi phạm pháp luật khi cố tình không tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự dù đã có tên trong danh sách và nhận được nhiều nhắc nhở từ chính quyền địa phương.
c. Việc A không tham gia khám tuyển vì đang theo học đại học là hợp lý và không vi phạm pháp luật.
d. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ là tự nguyện, không bắt buộc.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................