Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 9 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Liệt kê những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HIến pháp năm 2013 mà em biết?
Trả lời:
- Trung thành với Tổ quốc - Trung thành với Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc - Bảo vệ Tổ quốc
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân - Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật - Tuân theo Hiến pháp và pháp luật
- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
- Nộp thuế. - Nộp thuế.
Câu 2: Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chính thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi. - Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chính thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.
Câu 3: Trình bày các chủ trương của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển giáo dục?
Trả lời:
Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư cho giáo dục; chăm lo phát triển giáo dục ở các cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục và các chính sách về học bổng, học phí hợp lý, ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng có điều kiện khó khăn, tạo điều kiện để các nhóm yếu thế được tiếp cận với giáo dục.
Câu 4: Hiến pháp năm 2013 đã nhắc tới những việc làm nào để bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Câu 5: Trình bày các nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Hiến pháp năm 2013.
- Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. - Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
- Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. - Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 6: Đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa: thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội như:
+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định + Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
+ Chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội + Chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội
+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, … + Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, …
Câu 7: Trình bày quy trình làm và sửa đổi hiến pháp?
Trả lời:
Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp
Câu 8: Đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước, nội dung về khoa học, công nghệ của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ: Khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước; tạo tiền đề, căn cứ pháp lý để phát triển khoa học, công nghệ trong nước; tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội),...
Câu 9: Trình bày về các chỉ đạo ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo các dân tộc thiểu số?
Trả lời:
- Những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm quyền học tập cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học được Nhà nước bảo đảm chi phí ăn, ở, học tập. Ví dụ, theo Nghị định số 116/2016. - Những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm quyền học tập cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học được Nhà nước bảo đảm chi phí ăn, ở, học tập. Ví dụ, theo Nghị định số 116/2016.
- NĐ-CP của Chính phủ thì học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ gạo 9 tháng/năm. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số đáp ứng được các điều kiện thụ hưởng chính sách được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, hưởng 9 tháng/năm, được hỗ trợ tiền nhà ở. Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở, 9 tháng/năm. - NĐ-CP của Chính phủ thì học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ gạo 9 tháng/năm. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số đáp ứng được các điều kiện thụ hưởng chính sách được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, hưởng 9 tháng/năm, được hỗ trợ tiền nhà ở. Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở, 9 tháng/năm.
- Dịch bệnh COVID - 19 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nhân dân Việt Nam, cuộc sống của một bộ phận người lao động trở nên vô cùng khốn khó. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực đẩy mạnh các chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, giúp người dân giải quyết phần nào khó khăn trước mắt. - Dịch bệnh COVID - 19 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nhân dân Việt Nam, cuộc sống của một bộ phận người lao động trở nên vô cùng khốn khó. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực đẩy mạnh các chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, giúp người dân giải quyết phần nào khó khăn trước mắt.
Câu 10: Theo em, quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không?
Trả lời:
Theo em, quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì nó được quy định trong Quyền và trách nhiệm của trẻ em, Hiến pháp Việt Nam.
Câu 11: Hiến pháp là gì?
Trả lời:
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Câu 12: Liệt kê các quyền và nghĩa vụ của học sinh mà em biết?
Trả lời:
Một số quyền cơ bản của học sinh:
+ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh... + Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...
+ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt + Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt
+ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội... + Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...
+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến... + Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...
Câu 13: Theo em, học sinh có những nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Nghĩa vụ của học sinh:
+ Lễ phép, quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. + Lễ phép, quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
+ Cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. + Cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.
Câu 14: Trình bày các nội dung về chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn như: quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; quyết định trưng cầu ý dân;...
Câu 15: Trình bày các chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ và Ủy ban nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
Các nội dung về Chính phủ được quy định tại Chương VII (từ Điều 94 đến Điều 101) của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại Điều 94 và 96 của Hiến pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước.... Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Điều 114 của Hiến pháp
năm 2013. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 16: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và viện Kiểm sát nhân dân mà Hiến pháp năm 2013 nhắc tới?
Trả lời:
Các nội dung về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Chương VIII (từ Điều 102 đến Điều 109) của Hiến pháp năm 2013. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp. Theo đó, trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án nhân dân giữ vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Toà án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.
Câu 17: Đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?
Trả lời:
Thông qua mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác, hoạt động đối ngoại cùng với quốc phòng. an ninh góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. giữ vững môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng góp phần mở ra nhiều thị trưởng. thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoại để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.
Câu 18: Nêu các việc làm nhằm thực hiện tốt quy định của hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.
Trả lời:
- Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay ... - Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay ...
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 19: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời:
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Câu 20: Hệ thống chính trị Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?
Trả lời:
- Có 3 đặc điểm cơ bản - Có 3 đặc điểm cơ bản
+ Tính nhất nguyên chính trị + Tính nhất nguyên chính trị
+ Tính thống nhất + Tính thống nhất
+ Tính nhân dân + Tính nhân dân