Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Câu 2: Có bao nhiêu hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Trả lời:
- Có bốn hình thức chính, bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, và trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.
Câu 3: Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Trả lời:
Câu 4: Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là gì?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Hãy giải thích vì sao trách nhiệm pháp lý là một phần quan trọng trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trả lời:
Trách nhiệm pháp lý yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, như nộp thuế đúng hạn, bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này không chỉ đảm bảo hoạt động hợp pháp mà còn xây dựng uy tín và niềm tin đối với xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm đạo đức đối với xã hội.
Trả lời:
Thực hiện trách nhiệm đạo đức giúp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo cách không gây hại cho xã hội và môi trường. Điều này xây dựng niềm tin giữa doanh nghiệp với khách hàng, người lao động và cộng đồng, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Câu 3: So sánh trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
Trả lời:
Câu 4: Vì sao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?
Trả lời:
Câu 5: Theo bạn, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp thuộc hình thức trách nhiệm nào? Tại sao?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Doanh nghiệp nên làm gì để thực hiện trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường?
Trả lời:
Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường như kiểm soát khí thải, xử lý chất thải đúng quy trình. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và thực hiện các chính sách tiết kiệm năng lượng.
Câu 2: Bạn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện như thế nào?
Trả lời:
- Có thể tạo các chương trình cộng đồng để doanh nghiệp dễ dàng đóng góp, tổ chức các sự kiện minh bạch để doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả đóng góp. Ngoài ra, tuyên truyền về lợi ích mà doanh nghiệp nhận được, như tăng uy tín thương hiệu và niềm tin từ khách hàng.
Câu 3: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gây hại cho môi trường. Điều này ảnh hưởng thế nào đến uy tín của họ?
Trả lời
Câu 4: Bạn sẽ làm gì nếu là lãnh đạo để kết hợp hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng?
Trả lời
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trả lời:
Trách nhiệm xã hội (CSR) và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo thiện cảm với khách hàng và công chúng. Các hành động như bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi người lao động hay tham gia các hoạt động từ thiện góp phần gia tăng lòng trung thành của khách hàng, thu hút đối tác và nhà đầu tư. Đồng thời, CSR cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm rủi ro từ các quy định pháp lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một môi trường làm việc thân thiện và có trách nhiệm còn thu hút và giữ chân nhân tài, cải thiện năng suất lao động. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tạo được sự khác biệt mà còn duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp