Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Trắc nghiệm chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 3: VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

PHẦN 1 + 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ; ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐANG ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

 (25 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Vị trí địa lý của Việt Nam đem lại ưu thế gì trong hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Nằm ở trung tâm châu Á.
  2. Tiếp giáp với nhiều thị trường tiêu thụ lớn.
  3. Gần với châu Âu và Bắc Mỹ.
  4. Là trung tâm của thế giới.

Câu 2: Thách thức chính mà Việt Nam đối mặt trong hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

  1. Thiếu nguồn nhân lực.
  2. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa.
  3. Chi phí lao động cao.
  4. Tăng cường quan hệ ngoại thương.

Câu 3: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được viết tắt là gì?

  1. APEC
  2. RCEP
  3. ASEAN
  4. WTO

Câu 4: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đem đến thách thức nào cho Việt Nam?

  1. Doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt với các nước khác trong khu vực.
  2. Mang lại cơ hội thị trường, việc làm cho các nước trong khu vực.
  3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  4. Hợp tác khoa học công nghệ cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Hội nhập kinh tế quốc tế là ... của cả hệ thống chính trị và toàn dân”.

  1. trách nhiệm
  2. nhiệm vụ
  3. mệnh lệnh
  4. quá trình

Câu 6: Đâu được xem là cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Lực lượng lao động.
  2. Chính sách đối ngoại.
  3. Lợi ích quốc gia, dân tộc.
  4. Nguồn lực bên ngoài.

Câu 7: Đâu không phải nhược điểm của hạ tầng Việt Nam gây thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Thiếu hạ tầng giao thông.
  2. Hệ thống năng lượng không ổn định.
  3. Hạn chế về cơ sở vật chất.
  4. Đường sá, phương tiện hiện đại.

Câu 8: Ngành công nghiệp và dịch vụ nào đang đóng góp nhiều vào cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

  1. Sản xuất nông nghiệp.
  2. Công nghệ thông tin.
  3. Xây dựng.
  4. Y tế.

Câu 9: Cơ hội nào nổi bật nhất mà Việt Nam có thể tận dụng từ vị trí địa lý trong hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Tạo ra nguồn lực nhân sự chất lượng cao.
  2. Tăng cường quan hệ với các nước láng giềng.
  3. Mở rộng thị trường xuất khẩu đa dạng.
  4. Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.

 

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Chính sách nào không được triển khai để giải quyết vấn đề thất nghiệp và nâng cao chất lượng lao động?

  1. Chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp.
  2. Chính sách tạo việc làm trong nước và ngoại quốc.
  3. Chính sách thưởng cho doanh nghiệp chú trọng vào đào tạo nhân sự.
  4. Chính sách thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế không hợp lí.

Câu 2: Đâu không phải là thách thức về kinh tế đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Chậm trễ trong cải cách cơ bản.
  2. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
  3. Nguy cơ bất ổn tài chính và thị trường.
  4. Thách thức từ các đối tác thương mại quốc tế.

Câu 3: Mục tiêu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2045 của Việt Nam là gì?

  1. Trở thành đất nước phát triển, thu nhập cao.
  2. Trở thành đất nước phát triển, đứng đầu thế giới.
  3. Là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình cao.
  4. Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 4: Chính sách nào không phải dùng để giải quyết vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Chủ động và tích cực trong tham gia các thể chế đa phương.
  2. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế.
  3. Chỉ tập trung phát triển kinh tế quốc tế, lơ là an ninh quốc phòng.
  4. Có chính sách phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.

Câu 5: Đâu không phải là thách thức về văn hóa, xã hội đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Gia tăng những tác động tiêu cực về văn hóa, lối sống.
  2. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
  3. Gia tăng sự cạnh tranh trong kinh tế.
  4. Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Câu 6: Đâu không phải là cơ hội của hội nhập kinh tế đối với sự phát triển của Việt Nam?

  1. Tăng cường sản xuất hàng hóa không bền vững.
  2. Mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ.
  3. Tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  4. Thúc đẩy hội nhập văn hóa, chính trị của đất nước.

Câu 7: Chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế của Đảng dựa vào nguồn lực chính nào?

  1. Nguồn lực quốc tế.
  2. Nguồn lực thanh niên.
  3. Nguồn lực có kinh nghiệm.
  4. Nguồn lực trong nước.

Câu 8: Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước là:

  1. Lấy lợi ích quốc gia  làm cơ sở hàng đầu.
  2. Xây dựng đồng bộ thị trường trong nước.
  3. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
  4. Vận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài.

Câu 9: Chính sách nào không nhằm thúc đẩy sự đa dạng và bền vững trong phát triển kinh tế?

  1. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội.
  2. Chính sách phát triển kinh tế xanh.
  3. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.
  4. Chính sách chỉ tập trung phát triển thị trường nông sản nội địa.

 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Chính sách nào giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng và thu nhập để nâng cao hiệu quả sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế?

  1. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
  2. Chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ.
  3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu.
  4. Chính sách cải thiện môi trường.

Câu 2: Trong khi mở cửa thị trường, Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ các đối tác quốc tế yêu cầu thay đổi các quy định về an sinh xã hội. Làm thế nào để Đảng và Nhà nước giữ vững nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động?

  1. Đàm phán để tìm ra chính sách thuế ưu đãi cho người lao động.
  2. Tăng chi phí an sinh xã hội.
  3. Giảm hiệu suất sản xuất.
  4. Xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội mạnh mẽ.

Câu 3: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường từ các nguồn sản xuất công nghiệp. Để giải quyết thách thức này, đất nước phải thực hiện như thế nào?

  1. Đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.
  2. Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.
  3. Tăng cường phát triển các khu công nghiệp gần cảng biển.
  4. Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Câu 4: Việt Nam đối mặt với vấn đề thất nghiệp trong giới trẻ. Để giải quyết tình hình này, chính phủ có thể thực hiện biện pháp nào để tạo ra việc làm và nâng cao kỹ năng người lao động?

  1. Tăng cường đào tạo nghề nghiệp và kỹ thuật cho thanh niên.
  2. Tạo ra các khu công nghiệp và công nghệ đặc biệt.
  3. Thực hiện chính sách nâng cao năng suất lao động.
  4. Tăng thuế cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Việt Nam đang phát triển ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao và muốn thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ không thể thực hiện biện pháp nào?

  1. Tạo ra các khu công nghiệp và công nghệ đặc biệt.
  2. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
  3. Đưa ra chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ.
  4. Gia tăng sự cạnh tranh trong chuyển dịch kinh tế.

Câu 2: Tại sao việc đầu tư vào năng lượng tái tạo là cơ hội quan trọng cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại trừ:

  1. Đặt ra thách thức cho môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  2. Mở rộng xuất khẩu năng lượng sạch.
  3. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất nội địa.
  4. Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Câu 3: Một doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam gặp khó khăn về hạ tầng giao thông. Thách thức này có thể gây ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu của họ?

  1. Giảm chi phí vận chuyển.
  2. Gây chậm trễ trong chuỗi cung ứng.
  3. Tăng hiệu suất sản xuất.
  4. Góp phần bảo vệ môi trường.

 

Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 20/11 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 200k/học kì - 250k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều, đề trắc nghiệm kinh tế pháp luật chuyên đề 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chuyên đề cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập kinh tế pháp luật 12 CD

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay