Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 bộ sách Cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức Kinh tế pháp luật phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêuđược những biến đổi văn hóa, xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.
  • Chỉ ra được nguyên nhân của những biến đổi văn hóa, xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.
  • Thực hiện được bài tập nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội.
  • Giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa xã hội.
  • Biết đánh giá một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhậnbiết được những biến đổi văn hóa, xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế; Trình bày nguyên nhân của những biến đổi văn hóa, xã hội do tác động cả sự phát triển kinh tế.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội:Thực hiện đánh giá một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế xã hội.
  1. Phẩm chất:
  • Yêunước: Tích cực thực hiện phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.
  • Có trách nhiệm với xã hội:Đánh giá được những hành vi tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội; giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV môn Chuyênđề Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
  • Tranh/ảnh, videoliên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyênđề Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
  • Vởghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung:

- Đọc yêu cầu trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS vềnhững thay đổi thói quen hoặc lối sống của con người do sự tăng lên về thu nhập mà phát triển kinh tế mang lại.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu (SGK tr.7): 

Biến đổi văn hóa, xã hội đề cập đến quá trình thay đổi các yếu tố cấu thành của văn hóa, xã hội từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự biến đổi văn hóa, xã hội là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự phát triển kinh tế cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển văn hóa, xã hội. Do đó, cần phải có những quyết định chiến lược, chính sách đồng bộ, hợp lí và kịp thời để phát huy được hết những tác động tích cực và hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển kinh tế đối với văn hóa, xã hội.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy chia sẻ một số ví dụ về những thay đổi thói quen hoặc lối sống của con người do sự tăng lên về thu nhập mà phát triển kinh tế mang lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

Ví dụ về những thay đổi thói quen hoặc lối sống của con người do sự tăng lên về thu nhập mà phát triển kinh tế mang lại:

+ Thói quen mua sắm: Khi thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ xa xỉ. Họ có thể mua những mặt hàng cao cấp, điều này dẫn đến một lối sống xa hoa hơn.

+ Thói quen ẩm thực: Với thu nhập tăng, mọi người có thể chi tiêu nhiều hơn cho ẩm thực và dinh dưỡng. Họ có thể chuyển từ việc nấu ăn tại nhà sang việc ăn ngoài hoặc thưởng thức những món ăn cao cấp.

+ Lối sống sức khỏe và thể chất: Khi có điều kiện tài chính tốt hơn, mọi người có thể đầu tư nhiều hơn vào việc tập thể dục, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe. Họ có thể đăng kí các câu lạc bộ gym, yoga hoặc thậm chí thuê huấn luyện viên cá nhân.

+ Lối sống du lịch: Mọi người dành nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đi du lịch, khám phá các địa điểm mới và trải nghiệm văn hóa đa dạng.

+ Thói quen tiết kiệm và đầu tư: Một số người sử dụng thu nhập tăng để tiết kiệm và đầu tư, xây dựng tài sản và tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho tương lai.

+ Thói quen giáo dục: Với thu nhập ổn định hơn, mọi người có thể đầu tư vào việc học hành và phát triển bản thân thông qua việc tham gia các khóa học, hội thảo hoặc du học.

è Những thay đổi này có thể tạo ra một cộng đồng với nhiều cơ hội và tiện ích hơn, nhưng cũng cần lưu ý để duy trì sự cân đối giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, xã hội.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thôngqua hoạt động, HS trình bày được những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìmhiểu về những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế.
  3. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế với chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những biến đổi tích cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở chất lượng phát triển bền vững của quốc gia. Văn hóa gắn liền với con người, nên phát triển bền vững về văn hóa cũng chính là phát triển bền vững con người. Trong quá trình phát triển của đất nước, phát triển kinh tế luôn gắn liền với phát triển văn hóa, nên sự phát triển kinh tế luôn tác động đến văn hóa và gây ra những biến đổi về văn hóa.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục 1a SGK tr.8, 9 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra những biến đổi tích cực của văn hóa do sự tác động từ phát triển kinh tế được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên. Nêu những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó.

 

- Sau khi thảo luận nhóm, GV cho HS tiếp tục thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể thêm những biến đổi tích cực của văn hóa do sự phát triển kinh tế mang lại.

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Những biến đổi tích cực về văn hóa do tác động của phát triển kinh tế:

+ Video về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển văn hóa:

https://youtu.be/NrRlsHZj_Io?si=7hFZABI4hhroOgcj (1:12 – 10:46)

+ Gắn kết cộng đồng các quốc gia ASEAN:

https://youtu.be/gnaYZs0xefc?si=JO5VLAw3o9fOO6xm 

+ Làng nghề truyền thống chuyển mình trong thời đại số:

https://youtu.be/31j2c4NqQl8?si=PmtMZqbHC559e0pS (1:05 – 6:45)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời Câu hỏi về những biến đổi tích cực của văn hóa do tác động từ sự phát triển kinh tế và biểu hiện cụ thể: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

* Trả lời Câu hỏi về một số biến đổi tích cực của văn hóa do sự tác động của phát triển kinh tế mang lại:

+ Khi kinh tế phát triển, có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào giáo dục. Điều này có thể dẫn đến việc nâng cao mức độ học vấn của cộng đồng, tạo ra một văn hóa tri thức và sự phát triển cá nhân.

+ Khi có nhiều nguồn lực hơn được đầu tư vào nghệ thuật và văn hóa, có thể thấy sự tiến bộ trong các lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, văn học và hội họa.

+ Sự tăng trưởng kinh tế có thể tạo ra các dự án phát triển cộng đồng, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến việc tạo ra các chương trình giáo dục và giải trí cho cộng đồng. Điều này có thể tạo ra sự liên kết xã hội mạnh mẽ hơn và tăng cường tinh thần đoàn kết.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Những biến đổi tích cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế

a. Những biến đổi tích cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế

- Sự đa dạng văn hóa thể hiện ở phạm vi tiếp cận, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc được mở rộng.

- Sự thay đổi trong đạo đức, lối sống biểu hiện ở việc sống mở lòng, hòa nhập, tôn trọng nhau.

- Sự phát triển của công nghệ và truyền thông với sự truyền tải thông tin nhanh chóng qua các nền tảng xã hội, giúp con người dễ dàng tiếp cận với kiến thức, nghệ thuật và văn hóa.

- Sự thay đổi trong nghệ thuật và giáo dục thể hiện ở việc nhu cầu giải trí và sáng tạo nghệ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người.

 

NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC CỦA VĂN HÓA DO TÁC ĐỘNG

TỪ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Biến đổi tích cực của văn hóa do tác động từ sự phát triển kinh tế

Biểu hiện

Nhận thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc

- Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới.

- Nhiều mặt của đời sống xã hội, giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy.

- Văn hóa trong chính trị và kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực.

- Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa khởi sắc.

- Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống con người được chú trọng.

Củng cố hệ tư tưởng và góp phần xây dựng lối sống tích cực, tiến bộ của con người Việt Nam

- Lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức gắn kết cá nhân, cộng đồng,... tiếp tục được kế thừa và phát huy.

- Các phong trào từ thiện, tương thân tương ái, phong trào “Mùa hè xanh” của sinh viên tình nguyện nở rộ ở nhiều địa phương, đơn vị.

- Tính dân chủ, minh bạch, công khai vốn là đòi hỏi của thể chế kinh tế thị trưởng đã điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của các cá nhân để có ý thức kỉ luật, trách nhiệm cao hơn trong công việc và sinh hoạt.

Khoa học và công nghệ phát triển

- Kết cấu hạ tầng thông tin ngày một tốt hơn như điện thoại, Internet,... dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin của con người ngày càng tăng.

- Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, ở những mức độ khác nhau, đều có thể tiếp cận các giá trị văn hóa, hiểu biết phong phú, sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những biến đổi tiêu cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế và nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 1b SGK tr.10 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Em hãy chỉ ra những biến đổi văn hóa do sự tác động tiêu cực của kinh tế được thể hiện trong các thông tin trên. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi đó?

- Sau khi thảo luận nhóm, GV cho HS tiếp tục thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể thêm những biến đổi tiêu cực của văn hóa do sự phát triển kinh tế mang lại.

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Những biến đổi tiêu cực về văn hóa do tác động của phát triển kinh tế: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời Câu hỏi về những biến đổi văn hóa do sự tác động tiêu cực của kinh tế được thể hiện trong các thông tin và nguyên nhân: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2.

* Trả lời Câu hỏi về một số biến đổi tiêu cực về văn hóa do sự tác động của phát triển kinh tế ở nước ta:

+ Những giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên hoặc bị coi thường. Sự ưu ái của các thế hệ trẻ đối với các giá trị văn hóa truyền thống có thể giảm đi, dần mất đi sự kính trọng và giữ gìn.

+ Sự tăng trưởng kinh tế có thể tạo ra một xã hội tiêu dùng hơn, nơi tiêu chuẩn về sự thành công và hạnh phúc được định nghĩa bởi vật chất hơn là tinh thần.

+ Tạo ra sự phân tầng xã hội, làm gia tăng bất bình đẳng và sự phân biệt giai cấp.

+ Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông và giải trí. Đôi khi, các phương tiện này có thể lan truyền những giá trị tiêu cực, như bạo lực, tình dục hoặc sự thiếu tôn trọng.

+ Khi kinh tế phát triển, có thể có sự đồng nhất hóa văn hóa khi các yếu tố văn hóa địa phương không thể cạnh tranh với ảnh hưởng của văn hóa đại chúng hoặc văn hóa toàn cầu.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Những biến đổi tiêu cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế và nguyên nhân .

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Những biến đổi tiêu cực của văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế và nguyên nhân

- Tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự tăng cường thu nhập. Nhưng tăng trưởng không đồng đều có thể dẫn đến tiêu dùng không cân đối, thúc đẩy việc mua sắm không kiểm soát, lãng phí tài nguyên.

- Toàn cầu hóa trong kinh tế có thể tạo ra các tiêu chuẩn văn hóa mới, điều này dễ tạo áp lực về việc phải theo đuổi những xu hướng, cách sống mới làm mất mát các giá trị truyền thống và đồng nhất hóa văn hóa, làm mất đi sự đa dạng và đặc trưng địa phương.

- Sử chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự đa dạng hóa nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều này có thể dẫn đến sự suy giảm của các nghề thủ công truyền thống, làm mất đi sự đa dạng và giá trị văn hóa của các ngành nghề này.

- Kinh tế phát triển không đồng đều có thể gây ra sự mất cân bằng về tiếp cận tài nguyên, giáo dục và các cơ hội phát triển, ảnh hưởng đến sự ổn định và các giá trị của đồng nhất văn hóa.

- Sự phát triển của khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra sự phụ thuộc hơn vào các thiết bị và tiện ích công nghệ, làm mất cân bằng giữa cuộc sống thực và thế giới ảo, mất thời gian, gây nên sự cô lập xã hội.

è Nguyên nhân chủ yếu của các biến đổi tiêu cực về văn hóa do sự tác động của phát triển kinh tế là:

- Liên quan đến sự thay đổi nhanh chóng và không cân nhắc trong quá trình phát triển kinh tế.

- Sự tập trung vào mục tiêu kinh tế mà không có sự cân nhắc đến các yếu tố văn hóa, xã hội có thể dẫn đến việc bỏ qua giá trị truyền thống, đa dạng văn hóa và phân lớp xã hội, gây ra những biến đổi không lường trước được.

+ Hình ảnh những biến đổi tiêu cực về văn hóa do tác động của phát triển kinh tế:

 

Em M. T. phải nhập viện vì bị cô giáo cho “thụt dầu” 200 cái vì không thuộc bài

 

Tiền công đức tại các di tích, đền chùa quản lí khá lỏng lẻo

 

Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá

 

Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử

+ Video về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển văn hóa:

https://youtu.be/NrRlsHZj_Io?si=7hFZABI4hhroOgcj (10:47 – hết)

+ Mất mát về giá trị truyền thống:

https://youtu.be/wkEHh9d_SxM?si=HO60jSWjhObuXjrT 

+ Học sinh vô lễ với giáo viên:

https://youtu.be/RMzDjCeu6wk?si=yFvJPQDetBWmDbuY (0:00 – 1:20)

NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA DO SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI ĐÓ

Những biến đổi văn hóa do sự tác động tiêu cực của kinh tế

Nguyên nhân

Nhiều người trở nên bận rộn với công việc riêng, ít thời gian rảnh rỗi để qua lại, thăm hỏi nhau như trước kia.

Sự đa dạng của các hoạt động nghề nghiệp, việc làm.

- Hoạt động gặp gỡ, trò chuyện giữa những người hàng xóm láng giềng bị hạn chế.

- Nhiều người dân, hộ gia đình vốn gần gũi, thân tình trước kia, nay dần trở nên xa cách hơn.

Đời sống vật chất không ngừng được nâng lên, sự xuất hiện của những ngôi nhà kiên cố, “kín cổng cao tường” ngày càng phổ biến.

Thương mại hóa trong lễ hội.

Lợi dụng lễ hội để trục lợi.

Tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến không gian tổ chức lễ hội.

Ý thức của người dân còn kém, thiếu văn minh.

- Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

- Hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng, sạt lở núi, đồi, sạt lở ven sông, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Chặt phá rừng, sử dụng nguồn nước ngầm thái quá,...

Con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Thay đổi một số quan niệm, thói quen của một bộ phận người dân, từ nặng về tư duy tình sang duy lí, vị tình sang vị tiền.

- Xu hướng cho rằng gia đình không còn là trung tâm.

- Các yếu tố mang giá trị vật chất phần nào thay thế cho yếu tố tinh thần, tình cảm.

- Là sự hình thành tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc.

- Là sự băng hoại về đạo đức, sự xuống cấp trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lí tưởng trong một bộ phận giới trẻ,...

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một số xu hướng, phong cách văn hóa, lối sống mới hình thành đã và đang gây tranh cãi.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thôngqua hoạt động, HS trình bày được những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìmhiểu về những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.
  3. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế với chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những biến đổi tích cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Biến đổi xã hội là một hiện tượng mang tính phổ biến. Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh, chậm khác nhau. Có nhiều nhân tố tác động đến biến đổi xã hội, trong đó có sự phát triển kinh tế.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc Thông tin 1, 2 SGK tr.12 và thực hiện nhiệm vụ: Trong các thông tin, dưới sự tác động của phát triển kinh tế, những yếu tố xã hội nào đã thay đổi? Nêu những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó.

- Sau khi thảo luận nhóm, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Trường hợp SGK tr.12 và giải quyết tình huống sau: Theo em, việc xây dựng tuyến đường giao thông liên xã của công ty X và việc mở chuỗi cửa hàng của anh Nam nhằm mục đích gì? Hãy xác định thêm những biến đổi tích cực có thể xảy ra đối với gia đình anh Nam và người dân huyện Y khi tuyến đường giao thông hoàn thành.

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Những biến đổi tích cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế:

+ Yên Bái giảm nghèo bền vững, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân:

https://youtu.be/r3MEkoEm8Os?si=h3VGLxIelIxd3Y3U (0:40 – 3:28)

+ Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng:

https://youtu.be/qqf9-EXAx0U?si=YxLDAaGsis0gTiKP 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, sau đó thảo luận theo cặp, đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận về những yếu tố xã hội dưới sự tác động của phát triển kinh tế trong Thông tin 1, 2: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

- GV mời đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận về Trường hợp:

+ Việc xây dựng tuyến đường giao thông liên xã của công ty X và việc mở chuỗi cửa hàng của anh Nam nhằm mục đích:

· Giải quyết khó khăn về việc đi lại, giao thương, sinh hoạt cộng đồng.

· Cung cấp tiện ích trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, văn hóa cho người dân 8 xã thuộc huyện Y và các khu vực lân cận.

+ Những biến đổi tích cực có thể xảy ra đối với gia đình anh Nam và người dân huyện Y khi tuyến đường giao thông hoàn thành là:

· Nơi mọi người có thể giao lưu, trò chuyện và chia sẻ thông tin.

· Tạo nên một môi trường giao tiếp xã hội tích cực và phát triển.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của HS, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Những biến đổi tích cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế

a. Những biến đổi tích cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế

- Sự phát triển kinh tế tạo ra các công việc mới và mở rộng các ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận và tham gia vào lực lượng lao động. Điều này giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải thiện mức sống và đưa mọi người ra khỏi tình trạng nghèo đói.

- Sự phát triển kinh tế thường đi đôi với tăng thu nhập, con người có thể tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao mức sống của họ.

- Sự phát triển kinh tế mang đến những đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, năng lượng, viễn thông và các dịch vụ công cộng khác. Hạ tầng cải thiện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm khoảng cách giữa các khu vực.

- Sự phát triển kinh tế cung cấp nguồn lực để đầu tư vào hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao tuổi thọ, góp phần đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật.

DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỮNG YẾU TỐ XÃ HỘI ĐÃ THAY ĐỔI LÀ

Những yếu tố xã hội đã thay đổi dưới sự tác động của phát triển kinh tế

Biểu hiện

Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ

- Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.

- Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua.

Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế, phòng ngừa, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

- Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm miễn phí,...

- Liên hợp quốc công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỉ.

- Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704 thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Xây dựng nông thôn mới có nhiều đổi mới

- Có 255 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới và 18 địa phương cấp tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Đến hết năm 2022, cả nước đã có 18 tỉnh đạt 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 3,2 lần so với năm 2010.

- Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn giảm còn khoảng 7,1%, giảm 4,7% so với năm 2016.

- ...

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế và nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc Thông tin SGK tr.13, 14 và thực hiện nhiệm vụ: Trong thông tin, sự tác động của kinh tế gây ra những biến đổi tiêu cực nào về xã hội? Em hãy xác định nguyên nhân dẫn đến những biến đổi tiêu cực đó.

- Sau khi thảo luận nhóm, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Câu chuyện SGK tr.14 và cho biết: Em nhận xét như thế nào về sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình chị A qua câu chuyện trên?

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, sau đó thảo luận theo cặp, đọc thông tin, câu chuyện và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận về sự tác động của kinh tế gây ra những biến đổi tiêu cực về xã hội trong Thông tin:

+ Ở một số quốc gia quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng, bằng mọi giá, “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” đã làm cho kinh tế phát triển một cách nhanh chóng.

+ Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, các tầng lớp cư dân trong xã hội.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Vấn đề dân sinh trở thành điểm nóng.

+ Tồn tại nhiều hiện tượng hủ bại, tiêu cực về các hoạt động phạm tội, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của xã hội.

è Nguyên nhân: Tăng trưởng kinh tế quá mức, quá sức chịu đựng của hạ tầng xã hội.

- GV mời đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận về sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình chị A qua câu chuyện:

+ Mức lương cao hơn, kinh tế và mức sống gia đình có nhiều khởi sắc.

+ Vợ chồng chị A và cô em gái không có thời gian chăm sóc bố mẹ.

+ Công việc mới quá bận rộn khiến mọi người không có thời gian cho gia đình, chăm sóc con cái,...

è Gia đình chị A trước khi bỏ nghề làm hương truyền thống luôn đầy ắp tiếng cười và những câu chuyện vui. Còn bây giờ, gia đình chị A sau bữa cơm tối đều vắng lặng.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của HS, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. 

- GV kết luận về nội dung Những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế và nguyên nhân

- Sự phát triển không đồng đều có thể tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

- Sự tăng trưởng kinh tế thường đi kèm với hiện tượng đô thị hóa nhanh chóng, khiến các thành phố trở nên quá tải về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và nhà ở, trong khi nông thôn mất đi nguồn nhân lực và tài nguyên, gây ra mất cân bằng đô thị - nông thôn.

- Sự phát triển kinh tế nếu không kiểm soát được việc khai thác tài nguyên có thể gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên, gây hại cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

- Sự phát triển kinh tế không đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội có thể tăng áp lực cạnh tranh, căng thẳng xã hội, gia tăng tội phạm, vấn đề an ninh và an sinh xã hội.

- Sự phát triển kinh tế không đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội có thể góp phần vào sự gia tăng các vấn đề xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội,...

è Nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi tiêu cực do tác động từ sự phát triển kinh tế là:

- Thiếu sự quản lí hiệu quả, mục tiêu phát triển không cân nhắc giữa kinh tế và môi trường, cũng như thiếu sự công bằng trong việc phân phối lợi ích từ sự phát triển kinh tế.

- Thiếu thông tin, kiến thức và ý thức của cộng đồng về tác động của sự phát triển kinh tế đến xã hội và môi trường.

+ Hình ảnh về biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của phát triển kinh tế:

 

Ranh giới ở giàu nghèo ở thành phố Thiên Đường (Paradise City) tại Brazil

 

Doanh nghiệp có Hệ thống xử lí nước thải công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn

tại Thừa Thiên Huế

 

5 tỉnh chênh lệch giàu nghèo lớn nhất ở Việt Nam

 

Khu ổ chuột Ấn Độ - khu nhà của các nhân viên làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ.

+ Chênh lệch giàu – nghèo tại Ấn Độ:

https://youtu.be/41_C6KIbwTE?si=Zk4clvmKTm7bHh6j 

+ Ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp:

https://youtu.be/uJkvP3hiKPQ?si=784c0qjchfCX5Td0 (0:59 – 8:47)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:HS được củng cố kiến thức, kĩ năng về pháttriển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở chất lượng

  1. phát triển khoa học – kĩ thuật.
  2. phát triển công nghệ xanh.
  3. phát triển bền vững của quốc gia.
  4. phát triển môi trường xanh.

Câu 2. Phát triển kinh tế đã tạo ra một môi trường văn hóa đa dạng, sáng tạo được biểu hiện ở

  1. Sự đa dạng văn hóa thể hiện ở phạm vi tiếp cận, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc được mở rộng.
  2. Suy giảm nghề thủ công truyền thống, làm mất đi sự đa dạng và giá trị văn hóa của các ngành nghề này.
  3. Tăng thu nhập của người dân.
  4. Đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là mặt trái của phát triển kinh tế có thể gây ra những biến đổi tiêu cực của văn hóa?

  1. Thúc đẩy việc mua sắm không kiểm soát, lãng phí tài nguyên.
  2. Sự suy giảm của các nghề thủ công truyền thống, làm mất đi sự đa dạng và giá trị văn hóa của các ngành nghề này.
  3. Làm mất cân bằng giữa cuộc sống thực và thế giới ảo, mất thời gian, gây nên sự cô lập xã hội.
  4. Con người dễ dàng tiếp cận với kiến thức, nghệ thuật văn hóa vì sự phát triển của công nghệ và truyền thông.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế là

  1. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong hơn 30 năm đổi mới.
  2. Thiếu sự quản lí hiệu quả, mục tiêu phát triển không cân nhắc giữa kinh tế và môi trường.
  3. Các mục tiêu về giảm nghèo, y tế, giáo dục hoàn thành trước thời hạn đề ra.
  4. Lối sống tích cực, tiến bộ của con người Việt Nam.

Câu 5. Biến đổi tích cực về xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế được biểu hiện ở

  1. Gây ô nhiễm môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên, gây hại cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
  2. Thay đổi trong đạo đức, lối sống biểu hiện ở việc mở lòng, hòa nhập, tôn trọng nhau.
  3. Tạo ra công việc mới và mở rộng các ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận và tham gia vào lực lượng lao động.
  4. Gia tăng tội phạm, vấn đề an ninh và an sinh xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cá nhân HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

D

B

C

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Luyện tập (SGK tr.17, 18)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK tr.17, 18).

Câu 1. Em hãy liệt kê một số biến đổi tích cực về văn hóa, xã hội ở địa phương em và nêu rõ những tác động nào của sự phát triển kinh tế đã tạo ra sự biến đổi đó.

Câu 2. Hãy lấy một ví dụ biến đổi tiêu cực về văn hóa, xã hội ở địa phương em do tác động của sự phát triển kinh tế và chỉ ra nguyên nhân của biến đổi tiêu cực đó. Địa phương em đã có những biện pháp, chính sách nào để giải quyết? Em đánh giá như thế nào về những biện pháp, chính sách đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:

Câu 1.  

+ Biến đổi tích cực về văn hóa, xã hội ở Hà Nội:

  • Những thành tựu về xây dựng gia đình văn hóa, bảo tồn di sản, xây dựng làng nghề, phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh của Hà Tây cũ được Hà Nội tiếp nhận, phát triển trong những điều kiện mới.
  • Thành phố tập trung xây dựng các mô hình làng văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.
  • Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử địa phương; nếp sống thanh lịch, văn minh.
  • Tham gia các lễ hội nghệ thuật quốc tế, tổ chức thành công chương trình biểu diễn giới thiệu một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (hát chèo, ca trù, hát văn và trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt) tại 3 thành phố của Ấn Độ.
  • ...

+ Những tác động của sự phát triển kinh tế đã tạo ra sự biến đổi đó là:

  • Sự phát triển kinh tế và công nghiệp tạo ra cơ sở vật chất và nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa và xã hội.
  • Nơi giao thoa của nhiều dân tộc và văn hóa khác nhau, tạo ra cộng đồng văn hóa và đa dạng.

Câu 2. 

+ Ví dụ biến đổi tiêu cực về văn hóa, xã hội ở địa phương do tác động của sự phát triển kinh tế: Sự mất dần của các truyền thống văn hóa địa phương như trang phục truyền thống văn hóa địa phương, trang phục truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ và các nghi lễ tôn giáo,...

+ Nguyên nhân của biến đổi tiêu cực: Áp lực từ sự thay đổi nhanh chóng và tiêu biểu hóa văn hóa phương Tây.

+ Địa phương em đã có những biện pháp, chính sách để giải quyết:

  • Tổ chức các hoạt động và sự kiện để bảo tồn và phát triển các phong tục truyền thống, trang phục, ngôn ngữ và nghệ thuật truyền thống.
  • Tăng cường các chương trình giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức về giá trị của văn hóa địa phương và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
  • Tạo ra các chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân và nghệ sĩ địa phương để họ có thể duy trì và phát triển nghệ thuật và truyền thống văn hóa địa phương.
  • Tổ chức các sự kiện và chương trình để khuyến khích hợp tác và trao đổi văn hóa giữa các cộng đồng và vùng miền khác nhau.

à Những biện pháp và chính sách này có thể được đánh giá tích cực nếu chúng được triển khai một cách hiệu quả và tích cực, đảm bảo rằng văn hóa địa phương được bảo tồn và phát triển trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động Vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được những hiểu biết của mình về để thực hiện bài tập nội dung Vận dụng.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.
  4. Sản phẩm học tập:HSthực hiện tìm hiểu về phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK tr.18):

+ Em hãy cùng bạn thu thập bài báo, số liệu, hình ảnh,... về những biến đổi tích cực từ văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế ở địa phương em và tạo thành một sản phẩm (báo tường/báo ảnh/video/infographic/padlet/...). Giới thiệu sản phẩm trước lớp.

+ Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch khảo sát về những tác động của sự phát triển kinh tế đối với việc di cư lao động để tìm việc làm ở các đô thị, khu công nghiệp và thành phố lớn.

+ Em hãy tìm hiểu và viết một bài giới thiệu về những thay đổi trong nhận thức và hành động về vấn đề bình đẳng giới do tác động của sự phát triển kinh tế. Chia sẻ bài viết với các bạn trong lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Những biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế.

+ Những biến đổi xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.

+ Một số giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế đối với văn hóa, xã hội.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Tiết 2 - Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội.

 

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 12 sách cánh diều, giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều, giáo án kinh tế pháp luật chuyên đề 12 sách CD

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay