Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành động nào dưới đây trái với luật bảo vệ môi trường?
A. Xả rác bừa bãi
B. Trồng cây xanh
C. Tiết kiệm năng lượng
D. Sử dụng túi ni lông tái chế
Câu 2: Quy định nào sau đây đúng khi nói về trách nhiệm của công dân đối với môi trường?
A. Công dân có quyền khai thác và sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên.
B. Công dân bị phạt hành chính với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định.
C. Công dân được sử dụng tất cả các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
D. Công dân không cần tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng.
Câu 3: Trong các hành vi sau, hành vi nào không phải là trách nhiệm của công dân?
A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
B. Giữ gìn vệ sinh môi trường
C. Đóng thuế bảo vệ môi trường
D. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
Câu 4: Khẳng định sau đây là nội dung của khái niệm nào?
Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là…
A. Di sản văn hóa.
B. Truyền thống gia đình.
C. Thành tựu văn minh.
D. Nghề thủ công truyền thống
Câu 5: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường
B. Đổ chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông
C. Sử dụng năng lượng tái tạo
D. Trồng rừng phòng hộ
Câu 6: Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
B. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác
C. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia
D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Câu 7: Sau hàng chục năm có xung đột vũ trang với nhau, Việt Nam và Mỹ đã đàm phán, thoả thuận với nhau kí kết Hiệp định Pari năm 1973 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 giữa Việt Nam và Mỹ là phù hợp với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
D. Nguyên tắc hoà bình, giải quyết tranh chấp quốc tế
Câu 8: Trong hệ thống pháp luật quốc tế, có mấy nhóm nguyên tắc?
A. 2 nhóm nguyên tắc
B. 3 nhóm nguyên tắc
C. 4 nhóm nguyên tắc
D. 5 nhóm nguyên tắc
Câu 9: Pháp luật quốc tế có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 10: Đâu là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
C. Nguyên tắc tối huệ quốc
D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Câu 11: Đối tượng nào được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc tại nước sở tại?
A. Người nước ngoài làm việc trong các tổ chức quốc tế ở nước sở tại
B. Công dân nước sở tại
C. Người nước ngoài tham gia hoạt động thương mại, hàng hải
D. Người nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao và Cơ quan lãnh sự nước ngoài
Câu 12: Thông tin sau đề cập đến khái niệm nào?
Tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.
A. Cộng đồng
B. Dân tộc
C. Dân cư
D. Công dân
Câu 13: Lãnh thổ quốc gia bao gồm:
A. Vùng đất, vùng nước
B. Vùng đất, vùng trời, vùng nước
C. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất
D. Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất
Câu 14: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền ở:
A. Nội thuỷ
B. Lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Thềm lục địa
Câu 15: Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm thương phẩm vào nước N, công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng.
Trong trường hợp này, công ty X đã vi phạm nguyên tắc nào của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Nguyên tắc tự do hoá thương mại
B. Nguyên tắc tự do giao kết thương mại
C. Nguyên tắc thiện chí, trung thực
D. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tình huống dưới đây.
Hai quốc gia A và B đã ký kết Hiệp định về hợp tác chống khủng bố và Hiệp định về trao đổi thông tin an ninh. Sau khi ký kết, quốc gia A ban hành Luật Chống khủng bố và Luật Bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm cụ thể hóa các cam kết trong các hiệp định vào hệ thống pháp luật của mình. Quốc gia B thì cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật An ninh quốc gia để đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong hai hiệp định đã ký.
a. Quốc gia A không cần phải ban hành luật mới để tuân thủ hiệp định, vì các cam kết quốc tế không ảnh hưởng đến luật pháp quốc gia.
b. Quốc gia B có thể chỉ cần thực hiện hiệp định mà không cần sửa đổi các quy định pháp luật của mình.
c. Quốc gia A đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình bằng cách ban hành các luật để cụ thể hóa các điều khoản trong hiệp định, thể hiện tinh thần hợp tác và tuân thủ pháp luật quốc tế.
d. Việc quốc gia B sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia cho thấy sự cam kết của quốc gia này trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hiệp định quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác chống khủng bố.
Câu 2: Đọc tình huống sau đây:
Công ty X xây dựng một nhà máy gần khu dân cư và thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Một nhóm người dân địa phương đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng. Trong khi đó, một số người dân khác tổ chức dọn rác quanh khu vực sông và tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
a. Việc người dân gửi đơn khiếu nại về hành vi xả thải của công ty X là thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, phù hợp với pháp luật.
b. Hành động dọn rác và tuyên truyền bảo vệ môi trường của người dân là nghĩa vụ tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
c. Công ty X có quyền tự do xả thải ra sông nếu nhà máy mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
d. Người dân không có quyền khiếu nại hoặc tố cáo hành vi của công ty X vì chỉ cơ quan chức năng mới có quyền xử lý vấn đề này.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................