Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận

Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, trắc nghiệm đúng sai, cấu trúc điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?

A. GNI/người.

B. GDP/người.

C. GPT/người.

D. BMI/người.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của phát triển kinh tế?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội.

B. Mức sống trung bình của người dân tăng trong một thời kì nhất định.

C. Tình trạng mất ổn định chính trị diễn ra thường xuyên trong khu vực.

D. Cải thiện năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến.

Câu 3. Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các hình thức nào dưới đây?

A. Hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương.

B. Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá chính trị.

C. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về xã hội.

D. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về văn hoá.

Câu 4. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia là loại bảo hiểm nào?

A. Hợp đồng bảo hiểm.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

D. Bảo hiểm y tế bắt buộc.

Câu 5. Nguồn tài chính nào quan trọng nhất để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội?

A. Ngân sách nhà nước.

B. Quỹ bảo hiểm xã hội.

C. Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

D. Sự ủng hộ, tài trợ của các đơn vị sử dụng lao động.

Câu 6. Chị Q mở một cửa hàng quần áo và cho rằng phong cách thời trang mà chị Q yêu thích thì khách hàng cũng sẽ thích. Việc làm của chị Q đã bỏ qua bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

A. Phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

B. Xác định ý tưởng kinh doanh.

C. Xác định kế hoạch tài chính.

D. Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

Câu 7. Các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia không gồm hoạt động nào?

A. Thương mại quốc tế.

B. Đầu tư quốc tế.

C. Dịch vụ thu ngoại tệ

D. Thương mại nội địa.

Câu 8. Bảo hiếm bao gồm các loại hình nào dưới đây?

A. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.

B. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện.

C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm bắt buộc.

D. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm bắt buộc.

Câu 9. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải ý nào sau đây?

A. Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

B. Tăng mức thu nhập dân cư.

C. Giải quyết công ăn việc làm.

D. Giảm vai trò quản lí của nhà nước.

Câu 10. Theo em, nhận định nào sau đây thể hiện đúng về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc và mất cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia với nhau.

C. Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.

D. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển để thu hẹp khoảng cách tụt hậu.

Câu 11. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về bảo hiểm thất nghiệp?

A. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận.

B. Là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm.

C. Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

D. Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương

Câu 12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư

A. của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó.

B. mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác.

C. cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước.

D. dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước.

Câu 13. Tranh chấp nào sau đây không phải tranh chấp về ưu đãi xã hội?

A. Tranh chấp giữa con của thương binh với cơ quan bảo hiểm xã hội về chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi bị tai nạn lao động.

B. Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người có công với cách mạng về xác nhận điều kiện hưởng chế độ trợ giúp xã hội.

C. Tranh chấp giữa thân nhân liệt sĩ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trợ cấp tuất hàng tháng.

D. Tranh chấp giữa thương binh với cơ sở điều dưỡng về chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng.

Câu 14. Đâu là chỉ tiêu phát triển kinh tế?

A. Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Chỉ tiêu thu nhập quốc dân.

C. Chỉ tiêu người lao động.

D. Chỉ tiêu sản phẩm quốc nội.

Câu 15. Với sự ra đời của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dầu thô được giữ lại một phần để chế biến trước khi đem tiêu dùng hoặc xuất khẩu, làm gia tăng giá trị tài nguyên; đây chính là nhân tố đem lại

A. tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

B. tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

C. phát triển kinh tế theo chiều sâu.

D. phát triển kinh tế theo chiều rộng.

Câu 16. Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi cá biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là

A. chiến lược kinh doanh.

C. kế hoạch tài chính.

B. kế hoạch sản xuất.

D. chiến lược đàm phán.

Câu 17. Trong các tổ chức quốc tế dưới đây, tổ chức nào thể hiện hình thức hội nhập kinh tế ở cấp độ toàn cầu?

A. WTO (Tổ chức Thương mại thế giới).

B. EU (Liên minh châu Âu).

C. APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương).

D. MERCOSUR (Khối thị trường chung Nam Mỹ).

Câu 18. Anh A là lao động tự do. Khi được tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A nghĩ rằng mình đang trẻ, khỏe mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định, nên đã không tham gia.

Trong tình huống trên, anh A đã thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?

A. Không thực hiện đúng, vì anh A đang thể hiện sự chủ quan của bản thân trong việc định hướng tương lai.

B. Thực hiện đúng, vì anh A có quyền lựa chọn việc tham gia an sinh xã hội hay không.

C. Thực hiện đúng, vì anh A làm vậy để bảo mật thông tin cá nhân tốt.

D. Không thực hiện đúng, vì anh A có thể gặp những rủi ro đột ngột, việc tham gia an sinh xã hội là cần thiết.   

Câu 19. Ông Đ đã làm việc được 6 tháng theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Đ và doanh nghiệp nơi ông Đ làm việc đã không tham gia và đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Khi ông Đ chẳng may bị bệnh, ông Đ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ y tế.

Theo em, việc không tham gia bảo hiểm y tế mang lại rủi ro gì cho ông Đ?

A. Không mang lại rủi ro gì cả, ông Đ có thể tự lập chi trả tiền khám chữa bệnh.

B. Ông Đ phải chịu chi phí y tế cá nhân cao, không có sự hỗ trợ tài chính từ bảo hiểm.

C. Ông Đ có quyền đòi tiền chi phí khám chữa bệnh với công ty ông đang làm.

D. Ông Đ nên lựa chọn không đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

Câu 20. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế khác nhau ở điểm gì?

A. Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về chất, phát triển kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ về lượng.

B. Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng, phát triển kinh tế có phạm vi toàn diện hơn.

C. Phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất, tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi toàn diện hơn.

D. Phát triển kinh tế là sự tiến bộ xã hội con người, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?

A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.

B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.

D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của phát triển kinh tế?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội.

B. Mức sống trung bình của người dân tăng trong một thời kì nhất định.

C. Tình trạng mất ổn định chính trị diễn ra thường xuyên trong khu vực.

D. Cải thiện năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến.

Câu 23. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ nào dưới đây?

A. Ốm đau, thai sản.

B. Tai nạn lao động.

C. Hưu trí, tử tuất.

D. Hỗ trợ học nghề.

Câu 24. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được

A. mục tiêu kinh doanh.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. mục tiêu xã hội.

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin dưới đây: 

Theo Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% và có xu hướng tăng dần theo thời gian, quý IV đạt 6,72%, cao nhất so với quý III, II và quý I (tương ứng đạt 5,47, 4,25% và 3,41%), cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực cũng như nhiều nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

(Theo tapchitaichinh.vn)

a. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó.

b. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tỉ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của người dân.

c. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cho thấy Việt Nam là quốc gia có mức sống cao.

d. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là căn cứ để so sánh với sự tăng trưởng kinh tế của năm 2024. 

Câu 2. Cho thông tin dưới đây:

Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995 với mức hữu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tham gia WTO, các quốc gia được hưởng các quy định về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

a. Tổ chức quốc tế trong thông tin trên thuộc cấp độ hội nhập khu vực.

b. Cấp độ hội nhập các quốc gia tham gia trong thông tin là hội nhập toàn cầu.

c. Tham gia tổ chức quốc tế, chỉ có các nước phát triển được hưởng lợi ích.

d. Các quốc gia tham gia tổ chức quốc tế trên không nhất thiết phải tuân thủ các quy định chung của tổ chức. 

Câu 3. Cho trường hợp dưới đây:

Chị T là nhân viên kế toán cho công ty H. Chị đã kí hợp đồng làm việc xác định thời hạn với công ty và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm theo quy định của Luật Việc làm. Khi công việc kinh doanh khó khăn, chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do công ty cắt giảm nhân viên. Vì chưa tìm được việc làm mới, đời sống khó khăn, chị T đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp. 

a. Chị T không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

b. Chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

c. Chị T đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

d. Chị T không đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.

Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2012 - 2022, hằng năm nước ta giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 – 1,6 triệu người; tỉ lệ thất nghiệp chung duy trì ổn định ở mức dưới 3%; tỉ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, từ 44,8% năm 2010 lên 57% năm 2021; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,23% năm 2021.

Thông tin trên để cập đến việc thực hiện chính sách xã hội nào dưới đây?

a. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

b. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

c. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo nhằm tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người dân

d. Thực hiện chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, là trụ cột tạo ra thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

13

A

2

C

14

A

3

A

15

C

4

D

16

A

5

A

17

A

6

A

18

D

7

C

19

B

8

A

20

B

9

D

21

C

10

A

22

C

11

B

23

D

12

A

24

A

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
  • Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ – S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án 

(Đ – S)

1

a)

S

2

a)

S

b)

Đ

b)

Đ

c)

S

c)

S

d)

Đ

d)

S

3

a)

S

4

a)

Đ

b)

S

b)

S

c)

Đ

c)

Đ

d)

S

d)

Đ


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

3

1

3

0

4

5

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

5

11

1

0

3

4

Phát triển bản thân

0

0

0

0

0

0

TỔNG

8

12

4

0

7

9

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Phát triển bản thân

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6

4

6

16

Bài 1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận biết

Trình bày được khái niệm, vai trò và chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

 

 

3

2

C1, C13, C20

C1b, C1d

Thông hiểu

 

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

 

2

2

C2, C9

C1a, C1c

Vận dụng

 

Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê | phản, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

 

1

 

C5

 

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

5

4

5

4

Bài 2. 

Hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận biết

 

Nêu được được khái niệm hội nhập kinh tế.

 

1

 

C3

 

Thông hiểu

 

- Nêu được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.

- Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế.

 

4

3

C4, C7, C22, C17

C2a, C2b, C2c

Vận dụng

 

Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

1

 

C2d

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

13

8

13

8

Bài 3. 

Bảo hiểm

Nhận biết

Nêu được khái niệm bảo hiểm, và vai trò của bảo hiểm.

 

 

1

 

C8

 

Thông hiểu

Nêu được sự cần thiết của bảo hiểm.

Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.

 

4

 

C10, C12, C23, C11

 

Vận dụng

 

Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi.

 

2

 

C18, C19

 

Bài 4. 

An sinh xã hội

Nhận biết

Nêu được khái niệm an sinh xã hội và vai trò của an sinh xã hội.

 

 

2

 

C14, C16

 

Thông hiểu

Nêu được sự cần thiết của an sinh xã hội.

Kể tên một số chính sách an sinh xã hội.

 

3

4

C15, C21, C24

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

 

Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi.

 

1

4

C6

C3a, C3b, C3c, C3d

Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 12 cánh diều có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả, đáp án, thang điểm..
  • Có nhiều đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2

Thời gian nhận đề thi:

  • Khi đặt, nhận 1 số đề giữa kì I
  • 30/11: Đề cuối kì 1
  • 30/01: Đề giữ kì II
  • 30/03: Đề cuối kì II

PHÍ ĐỀ THI:

  • 250k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 12 cánh diều, đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 12 cánh diều, đề thi giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách cánh diều, đề thi giáo dục kinh tế pháp luật 12 sách cánh diều mới

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay