Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI
BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình;.
- Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
Năng lực đặc thù:
- Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp.
- Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
3. Phẩm chất:
- Có trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.72 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.72 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của công dân được đề cập đến trong các câu ca dao sau và chia sẻ những điều em biết về các quyền và nghĩa vụ đó.
“Vợ chồng là nghĩa cả đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.”
“Thương nhau gặp khúc sông vơi
Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thuỷ chung.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong các câu ca dao là:
- Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong hôn nhân: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan.
- Nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng trong hôn nhân: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Nghĩa vụ sống chung với nhau: Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và lí do chính đáng khác.
- Nghĩa vụ chung về tài sản được quy định trong điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm một số điều như: Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;…
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hôn nhân và gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của một xã hội. Xây dựng, duy trì hôn nhân và gia đình bền vững là quyền và nghĩa vụ của công dân, được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm đảm bảo mỗi công dân được đối xử công bằng, được bảo vệ và hỗ trợ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.73, 74 để thực hiện các yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khai thác trường hợp, tình huống SGK tr.73, 74 - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.73, 74 để trả lời câu hỏi: + Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong từng trường hợp trên. + Theo em, những chủ thể nào trong các trường hợp trên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Hậu quả của những hành vi đó là gì? - GV yêu cầu HS đọc mục Em cần biết SGK tr.73, 74 để thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào nội dung trong hộp “Em cần biết”, hãy xác định những quy định của pháp luật về quyền mà các chủ thể đó được hưởng và nghĩa vụ các chủ thể đó phải thực hiện. * Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Hãy nêu thêm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân mà em biết. - GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: + Tảo hôn: https://www.youtube.com/watch?v=sbgZQ3MkIjE&ab_channel=VTV24 + Cưỡng ép kết hôn: https://www.youtube.com/watch?v=SyZ0Qm8a52c&ab_channel=BRTgo - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. (Đính kèm phía dưới Hoạt động) - GV mời HS nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Công dân có quyền: + Tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. + Li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình. - Nghĩa vụ của công dân: + Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; + Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn. - Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân có thể dẫn đến việc hôn nhân tự nguyện không thực hiện được. Quan hệ hôn nhân tiến bộ không được duy trì, bị tan vỡ, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân.
|
KẾT QUẢ THẢO LUẬN (Trường hợp, mục Em có biết SGK tr.73, 74) Trường hợp: * Trường hợp 1: - Nhận xét hành vi: + Anh T và chị H đã thực hiện quyền tự do kết hôn của mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: khi đến đủ độ tuổi theo pháp luật quy định, anh T và chị H đã quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn (mặc dù việc kết hôn của 2 người bị gia đình chị H ngăn cản). + Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H. - Hành vi vi phạm và hậu quả: + Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H. + Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). * Trường hợp 2: - Nhận xét hành vi: + Chị K và anh P đã thực hiện quyền ly hôn khi nhận thấy hôn nhân không còn hạnh phúc. + Tuy nhiên, sau khi ly hôn, anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật. - Hành vi vi phạm và hậu quả: + Anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật. + Hậu quả: (1) Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau li hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). * Trường hợp 3: - Nhận xét hành vi: + Chị B và anh M đã kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình, không phải do tình yêu tự nguyện. Điều này đã vi phạm quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật. + Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. + Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cụ thể: sau khi kết hôn với chị B, anh A đã chung sống như vợ chồng với chị D; anh A và chị D đã có với nhau một người con trai. - Hành vi vi phạm và hậu quả: + Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). + Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). * Em có biết: + Quyền mà các chủ thể được hưởng:
+ Nghĩa vụ mà các chủ thể cần thực hiện:
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi truường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số tình huống đơn giản thường gặp về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dântrong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức hành vi:
+ Hiểu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Điều chỉnh hành vi:
+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.100 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.100 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết các chủ thể trong hình ảnh dưới đây đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Các chủ thể trong hình ảnh đó đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và sự phát triển của đất nước. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hiện nay, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Vì vậy, mỗi công dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng ngôn ngữ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thông tin và trường hợp để xác định các quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và hành vi vi phạm về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, tình huống trong SGK tr.101 để thực hiện các yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), đọc trường hợp, thông tin trong mục 1 SGK tr.101 và trả lời các câu hỏi:
a) Em hãy xác định các quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện qua mỗi thông tin trên. b) Theo em, các hộ gia đình trong trường hợp trên đã thực hiện quyền nào trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? c) Em hãy nhận xét hành vi của ông H. Hành vi đó có thể dẫn đến tác hại và hậu quả như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. a) Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền: + Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm; + Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; + Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật, + Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định; + Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b) Các hộ gia đình trong tình huống trên đã thực hiện quyền khai thác và tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. c) Hành vi của ông H làm ảnh hưởng đến môi trường sống, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi đó tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV đưa ra kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền: - Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm; - Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; - Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; - Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định; - Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
- Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Việc kết hôn phải do
A. bố mẹ quyết định.
B. bên nam quyết định.
C. hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định.
D. bên nữ quyết định.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi đến tuổi trưởng thành.
B. Khi đủ điều kiện kết hôn.
C. Khi muốn thay đổi cuộc sống.
D. Khi gia đình hai bên đồng ý.
Câu 3: Công dân chỉ được phép kết hôn khi
A. đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 18 tuổi trở nên đối với nữ.
B. đủ 21 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi trở nên đối với nữ.
C. đủ 22 tuổi trở nên đối với nam và đủ 10 tuổi trở nên đối với nữ.
D. đủ 19 tuổi trở nên đối với nam và đủ 17 tuổi trở nên đối với nữ.
Câu 4: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây trong kết hôn?
A. Cản trở người khác duy trì hôn nhân tự nguyện.
B. Nam nữ yêu nhay và tự nguyện đăng kí kết hôn.
C. Những nguời đã có vợ hoặc đã có chồng.
D. Người không bị mất hành vi năng lực dân sự.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mục đích của hôn nhân không đạt được, công dân được thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.
B. Không chung sống cùng nhau.
C. Đề nghị Tòa án giải quyết li hôn.
D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.
Câu 6: Đâu là quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
A. Có quyền bình đẳng về quan hệ tài sản.
B. Có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Có quyền thương yêu, tôn trọng ý kiến của con.
D. Có quyền tôn trọng nghề nghiệp của mình.
Câu 7: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
A. yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
B. chỉ dạy và đánh đạp con cái.
C. cho con đi học đến năm 16 tuổi.
D. nuôi nấng và chăm sóc cho con đến hết 14 tuổi.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây trong kết hôn?
A. Cản trở người khác duy trì hôn nhân tựu nguyện.
B. Nam nữ yêu nhay và tự nguyện đăng kí kết hôn.
C. Những nguời đã có vợ hoặc đã có chồng.
D. Người không bị mất hành vi năng lực dân sự.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Mọi công dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Quyền học không hạn chế.
Câu 2: Đâu là nghĩa vụ của công dân trong học tập?
A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.
B. Được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân.
C. Được học tập trong môi trường năng động.
D. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc.
Câu 3: Học tập là
A. quyền của công dân.
B. nghĩa vụ của Nhà nước.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.
Câu 4: Mọi công dân được học từ thấp đến cao, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 5: Mọi công dân có quyền được học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Quyền được tự chủ trong học tập.
B. Quyền được đi học.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền được Nhà nước tài trợ đi học.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là quyền của công dân trong học tập?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Quyền được phát triển.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
A. Công dân được cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá trình học tập.
B. Công dân tố cáo các hành vi vi phạm quyền học tập của công dân.
C. Công dân được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự trong học tập.
D. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, tài liệu giảng dạy Kinh tế pháp luật 12 cánh diều