Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

 

CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.72 và thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của công dân được đề cập đến trong các câu ca dao sau và chia sẻ những điều em biết về các quyền và nghĩa vụ đó.

“Vợ chồng là nghĩa cả đời

Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.”

“Thương nhau gặp khúc sông vơi

Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thuỷ chung.”

GỢI Ý TRẢ LỜI

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong hôn nhân

Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan.

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

Nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng trong hôn nhân

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau

Cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Nghĩa vụ sống chung với nhau

Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và lí do chính đáng khác.

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

Nghĩa vụ chung về tài sản được quy định trong điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm một số điều như:

Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng     nhu cầu thiết yếu của gia đình

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

NỘI DUNG BÀI HỌC

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

01 Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp SGK tr.73, 74

Cả lớp chia thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS), đọc trường hợp trong SGK (trang 73,74) để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi

  • Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
  • Theo em, những chủ thể nào trong các trường hợp trên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Hậu quả của những hành vi đó là gì?

Trường hợp 1

Anh T (20 tuổi) và chị H (18 tuổi) dự định kết hôn sau một thời gian yêu nhau. Gia đình của chị H cho rằng cả hai còn quá trẻ nên đã ngăn cản. Mặc dù không thuyết phục được gia đình nhưng chị H và anh T vẫn quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn. Sau khi được giao Giấy chứng nhận kết hôn, hai người đã tổ chức đám cưới trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân 

Trường hợp 2

Chị K và anh P kết hôn năm 2018. Trong thời gian chung sống, vợ chồng chị K thường xuyên bất đồng ý kiến, cãi vã nhau. Nhận thấy hôn nhân không hạnh phúc nên hai người đã gửi đơn xin li hôn đến Toà án và được giải quyết thuận tình li hôn. Do chị K nhận nuôi con nên Toà án đã xử anh P phải thực hiện cấp dưỡng cho con đến khi đủ 18 tuổi. Sau li hôn, anh P không thực hiện cấp dưỡng cho con với lí do chị K có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc con, không cần anh cấp dưỡng.

Gợi ý trường hợp 1

Anh T và chị H đã thực hiện quyền tự do kết hôn của mình

Khi đến đủ độ tuổi theo pháp luật quy định, anh T và chị H đã quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn (mặc dù việc kết hôn của 2 người bị gia đình chị H ngăn cản).

Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.

Hậu quả

Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. 

Có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Gợi ý trường hợp 2

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

Hậu quả

Anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em

Có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau li hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Gợi ý trường hợp 3

Chị B và anh M đã kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình, không phải do tình yêu tự nguyện. 

> Vi phạm quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật

Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A 

> Vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

Hậu quả

Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình

Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. 

Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Em có biết?

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.85 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh dưới đây đề cập đến quyền nào của công dân. Liên hệ tới việc thực hiện quyền đó của bản thân.

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

Các hình ảnh đó đã đề cập đến quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Đảm bảo an sinh xã hội của công dân.

Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể.

Được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội

NỘI DUNG BÀI HỌC

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ(15 CÂU)

HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CÔNG DÂN

Nhiệm vụ: Khai thác các trường hợp SGK tr.86, 87 

Đọc thông tin và tình huống trong SGK tr.86, 87 và thực hiện nhiệm vụ:

LÀM VIỆC NHÓM

  1. Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của các cá nhân trong mỗi tình huống trên. 
  2. Theo em, nếu có hành vi vi phạm thì các cá nhân đó phải chịu tác hại, hậu quả như thế nào?

TÌNH HUỐNG 1

Hiện nay, lớp học tiền sản được tổ chức miễn phí cho các cặp vợ chồng ở nhiều bệnh viện. Mục đích của lớp học nhằm cung cấp các kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khoẻ, dĩnh dưỡng, thai sản an toàn và nuôi con khoa học. Khi vợ đang mang thai ở tháng thứ tmas, anh M muốn cùng vợ tham gia lớp học tiền sản để có them nhiều hiểu biết chuẩn bị cho việc chăm mẹ và bé. Tuy nhiên, vợ anh M lại không đồng ý vì cho rằng lớp học tiền sản chỉ dành cho các mẹ.

TÌNH HUỐNG 2

Theo hợp đồng lao động được kí kết, chị P là công nhân đã làm việc 3 năm tại công ty A. Qua trò chuyện, chị P được biết mỗi năm công ty nơi bạn mình đang làm việc đều tổ chức khám sức khoẻ định kì cho nhân viên. Nhưng trong thời gian làm việc, dù là người lao động hoạt động trong lĩnh vực độc hại nhưng công ty vẫn chưa tổ chức khám sức khoẻ cho chị P và các công nhân khác. Công ty chỉ cho chị P nghỉ đi khám sức khoẻ khi gặp các vấn đề sức khoẻ.

TÌNH HUỐNG 3

Anh T là nhân viên cơ khí của nhà máy C. Trong quá trình làm việc, do không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động nên anh T đã bị bỏng nặng phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông D là tổ trưởng lại cố tình ngăn cản, yêu cầu mọi người phải chờ chỉ đạo của cấp trên rồi mới cho anh T đi bệnh viện.

Gợi ý trường hợp 1

Việc anh M muốn cùng vợ tham gia lớp học tiền sản để có thêm nhiều hiểu biết chuẩn bị cho việc chăm mẹ và bé là đúng, vì:

Việc đó nhằm thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội trong tiếp cận các thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.

 

Việc chị M không đồng ý cho chồng tham gia, vì cho rằng lớp học tiền sản chỉ dành cho các mẹ. 

Vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân

Gợi ý trường hợp 2

Việc công ty A của chị P không tổ chức khám sức khỏe định kì hằng năm cho công nhân 

> Vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân được quy định trong Bộ luật Lao động.

Gợi ý trường hợp 3

Việc nhà máy C không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, dẫn tới anh T đã bị bỏng nặng phải đưa đi cấp cứu 

> Vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân, vi phạm quy định của Bộ luật Lao động.

Việc ông D là tổ trưởng lại cố tình ngăn cản, yêu cầu mọi người phải chờ chỉ đạo của cấp trên rồi mới cho đưa anh T đi bệnh viện 

> Ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của công dân.

> Vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân

Hành vi vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của công dân phải chịu tác hại, hậu quả, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính, kỉ luật hoặc hình sự.

Nhiệm vụ: Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công dân.

  1. Xem video về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công dân.
  2. Từ quy định của pháp luật trong các thông tin trên, em hãy xác định quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công dân.

XEM VIDEO

Công dân có quyền:

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

 

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA

(15 CÂU)

 

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm những loại hình nào?

Trả lời:

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 2: Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hóa được quy định trong văn bản pháp lý nào?

Trả lời:

Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hóa được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hóa.

Câu 3: Di sản văn hóa vật thể bao gồm những gì?

Trả lời:

Di sản văn hóa vật thể bao gồm các di tích, hiện vật, các cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 4: Công dân có nghĩa vụ gì khi tìm thấy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia?

Trả lời:

Công dân có nghĩa vụ giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tại sao công dân cần tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa?

Trả lời:

Công dân cần tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa vì đây là tài sản vô giá của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với cộng đồng và thế hệ sau. Việc bảo vệ di sản giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước. Di sản văn hóa còn giúp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị lịch sử, xã hội.

Câu 2: Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Trả lời:

Di sản văn hóa phi vật thể là những yếu tố văn hóa không có hình thái vật chất nhưng có giá trị sâu sắc về mặt tinh thần, bao gồm các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn, ngôn ngữ và các truyền thống khác của các dân tộc, địa phương.

Câu 3: Công dân có quyền gì liên quan đến di sản văn hóa của dân tộc?

Trả lời:

Công dân có quyền tiếp cận và hưởng thụ các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, tham gia nghệ thuật biểu diễn, tham quan các di tích lịch sử, nghiên cứu và tìm hiểu về di sản văn hóa của đất nước.

Câu 4: Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa có thể bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa có thể bị xử lý theo các hình thức:

- Xử lý kỷ luật đối với hành vi xâm phạm di sản văn hóa.

- Xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi xâm hại không nghiêm trọng.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại lớn đối với di sản văn hóa.

- Người gây thiệt hại cho di sản văn hóa còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần.

Câu 5: Là học sinh, bạn có thể làm gì để bảo vệ di sản văn hóa của đất nước?

Trả lời:

Là học sinh, tôi có thể thực hiện các hành động sau để bảo vệ di sản văn hóa của đất nước:

- Học tập, tìm hiểu về di sản văn hóa qua sách, báo, internet.

- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa do trường học hoặc địa phương tổ chức, như tham gia các buổi tham quan, các hoạt động dọn dẹp, bảo trì di tích.

- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa bằng cách tôn trọng các di tích lịch sử, tham gia vào các lễ hội, hoạt động văn hóa.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

(15 CÂU)

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Một công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Trong quá trình làm việc, anh ta gặp phải một vụ tranh chấp với một công ty Mỹ và cần sự hỗ trợ pháp lý. Trong trường hợp này, công dân Việt Nam sẽ được bảo vệ như thế nào theo pháp luật quốc tế?

Câu hỏi:

a) Công dân Việt Nam có thể yêu cầu sự bảo vệ nào từ phía Nhà nước Việt Nam trong tình huống này?

b) Những quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài được quy định như thế nào theo pháp luật quốc tế?

Trả lời:

a) Công dân Việt Nam có thể yêu cầu sự bảo vệ từ Chính phủ Việt Nam thông qua các cơ quan ngoại giao và lãnh sự Việt Nam tại Mỹ. Các cơ quan này có thể cung cấp hỗ trợ pháp lý và can thiệp khi công dân gặp khó khăn ở nước ngoài, bao gồm hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp dân sự hoặc yêu cầu bảo vệ quyền lợi công dân.

b) Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài được điều chỉnh theo Công ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của công dân. Công dân phải tuân thủ pháp luật của quốc gia sở tại, đồng thời có quyền yêu cầu sự bảo vệ của Nhà nước Việt Nam nếu quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Câu 2:Một công dân Mỹ đang sinh sống tại Việt Nam và gặp phải sự phân biệt đối xử trong công việc. Anh ta muốn khiếu nại và yêu cầu sự bảo vệ từ phía Chính phủ Mỹ. Theo pháp luật quốc tế, quyền của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ được bảo vệ như thế nào?

Trả lời:

Theo Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, người nước ngoài có quyền được đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi cơ bản khi làm việc hoặc sinh sống tại Việt Nam. Nếu có sự phân biệt đối xử, họ có thể khiếu nại với các cơ quan chức năng hoặc yêu cầu sự can thiệp từ đại sứ quán của mình.

Câu 3: Một quốc gia A và quốc gia B đang tranh chấp về đường biên giới trên biển, dẫn đến việc cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực biển có tài nguyên dầu khí phong phú. Quốc gia A quyết định khai thác tài nguyên dầu khí trong khu vực này mà không thỏa thuận với quốc gia B.

a) Quốc gia A có thể khai thác tài nguyên dầu khí trong khu vực tranh chấp mà không tham khảo ý kiến của quốc gia B không?

b) Pháp luật quốc tế quy định như thế nào về việc giải quyết tranh chấp biên giới trên biển giữa hai quốc gia?

Trả lời

a) Quốc gia A không thể khai thác tài nguyên dầu khí trong khu vực tranh chấp mà không tham khảo ý kiến của quốc gia B. Theo công pháp quốc tế, khi có tranh chấp về biên giới biển, các quốc gia cần phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, và không được tự ý khai thác tài nguyên trong khu vực tranh chấp. Các quốc gia có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế như Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

b) Pháp luật quốc tế quy định rằng các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp biên giới biển thông qua các phương pháp hòa bình, bao gồm thương thảo, trọng tài hoặc tòa án quốc tế. Tự ý khai thác tài nguyên trong khu vực tranh chấp là hành vi vi phạm nguyên tắc này.

Câu 4: Một công ty nước ngoài muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng trên một hòn đảo thuộc lãnh thổ quốc gia C, gần biên giới biển với quốc gia D. Quốc gia D phản đối vì cho rằng phần lãnh thổ này thuộc quyền chủ quyền của họ.

 

Câu hỏi:

a) Quốc gia C có quyền cấp phép cho công ty nước ngoài mà không cần sự đồng thuận của quốc gia D không?

b) Quyền chủ quyền của quốc gia C trong trường hợp này sẽ được bảo vệ ra sao theo luật quốc tế?

Trả lời

a) Quốc gia C không có quyền cấp phép cho công ty nước ngoài mà không có sự đồng thuận của quốc gia D nếu khu vực tranh chấp đang thuộc quyền chủ quyền của quốc gia D. Việc cấp phép cho công ty nước ngoài cần phải tuân thủ các thỏa thuận quốc tế và luật quốc tế về biên giới.

b) Quyền chủ quyền của quốc gia C sẽ được bảo vệ nếu không có tranh chấp rõ ràng với quốc gia D về khu vực đó. Nếu có tranh chấp, các bên cần phải giải quyết thông qua đàm phán hoặc trọng tài quốc tế.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Giả sử một quốc gia có tranh chấp biên giới trên biển với quốc gia láng giềng, các quốc gia này có thể áp dụng những cơ chế nào để giải quyết tranh chấp này theo pháp luật quốc tế?

Trả lời:

Khi một quốc gia có tranh chấp biên giới trên biển với quốc gia láng giềng, pháp luật quốc tế cung cấp nhiều cơ chế hòa bình để giải quyết tranh chấp, tránh xung đột vũ trang và bảo đảm ổn định khu vực. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất, quy định các cơ chế giải quyết tranh chấp như: Tòa án Quốc tế Công lý, Tòa án Luật Biển Quốc tế, trọng tài hoặc đàm phán trực tiếp. Việc lựa chọn cơ chế nào phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp, quan hệ giữa các quốc gia và các lợi ích quốc gia. Ngoài ra, hòa giải cũng là một biện pháp hữu hiệu để tìm kiếm giải pháp thỏa đáng. Việc giải quyết thành công các tranh chấp biên giới trên biển không chỉ góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực mà còn bảo vệ môi trường biển và các nguồn tài nguyên biển.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án giáo dục kinh tế pháp luật 12 cánh diều, ppt Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay