Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Câu 1: Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam.

Trả lời:

Vị trí chiến lược của Việt Nam:

- Thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan

trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa

và Đông Nam Á hải đảo.

- Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,... Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.

 Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng cả trên biển và đất liền.

 Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:

- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

- Ý nghĩa: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Câu 3: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời:

Một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938):

+ Địa điểm: sông Bạch Đằng (Quảng Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.

+ Diễn biến chính: cuối năm 938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của Hoằng Tháo.

+ Kết quả: chiến thắng Bạch Đằng mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.

- Kháng chiến chống quân Tống (981):

+ Địa điểm: Lục đầu giang (Hải Dương), sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Tống do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng,…chỉ huy

+ Diễn biến chính:

Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỏ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.

+ Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

- Kháng chiến chống quân Tống (1055 – 1077):

+ Địa điểm: phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

+ Diễn biến chính: trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại

các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; tổ chức phản công tiêu diệt quân Tống; chủ động giảng hoà kết thúc chiến tranh.

+ Kết quả: quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Cao Bằng, nối lại bang giao hai nước.

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258):

+ Địa điểm: Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

+ Quân xâm lược: quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

+ Diễn biến chính:

Quân đội nhà Trần dàn trận đánh quân Ngột Lương Hợp Thai ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bất thành phải lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.

Quân Trần phản công thắng lợi tại Đông Bộ Đầu.

+ Kết quả: quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

- Kháng chiến chống quân Nguyên (1285):

+ Địa điểm: Thăng Long (Hà Nội); Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội).

+ Quân xâm lược: quân Nguyên do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy.

+ Diễn biến chính:

Quân Nguyên tấn công Đại Việt, nhà Trần tổ chức chặn bước tiến của giặc, lui quân về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than.

Quân nhà Trần phản công, ngược sông Hồng, đánh chia cắt quân địch và tập kích những vị trí then chốt, giành thắng lợi, tiến lên giải phóng Thăng Long.

+ Kết quả: quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

- Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288):

+ 12/1287: quân Nguyên do Thoát Hoan và Ô Mã Nhi chi huy theo hai đường thủy, bộ tấn công xâm lược Đại Việt.

+ 1/1288: quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp, tiến đánh Thăng Long.

+ 2/1288: cánh quân đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

+ 3/1288: Thoát Hoan phải rút quân về nước.

+ 4/1288: Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, làm quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thuỷ binh giặc bị giết.

- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785):

+ Địa điểm: Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Quân xâm lược: quân Xiêm.

+ Diễn biến chính: Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.

+ Kết quả: 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789):

+ Địa điểm: Thăng Long.

+ Quân xâm lược: quân Thanh.

+ Diễn biến chính:

Đêm mùng 3 tết Kỷ Dậu (1789), hạ đồn Hà Hồi.

Ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng.

+ Kết quả:  Quân Thanh đại bại, chen chúc rút lui, xô nhau rớt xuống sông Hồng, hàng vạn quân, tướng chết trận

Câu 4: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Trả lời:

Những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến:

- Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

- Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc.

- Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo, chỉ huy đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược.

Câu 5: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Trả lời:

Nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

- Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.

- Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Câu 6: Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.

Trả lời:

- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

- Ví dụ về bài học: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Câu 7: Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?

Trả lời:

Điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến:

- Truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, quyết tâm bảo vệ độc lập.

- Sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của lực lượng lãnh đạo cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.

- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết là một giá trị tinh thần truyền

thống hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Giai cấp lãnh đạo biết tập hợp sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân.

Câu 8: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vị trí chiến lược của Việt Nam:

“Các nước ở phương Nam và phương Tây (từ vị trí Trung Quốc) muốn giao thiệp với Trung Quốc “đều phải đi theo con đường Giao Chỉ”. Thuyên buôn và sứ giả các nước Diệp Điêu (Gia-va), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (l-răng), Đại Tần (Đông La Mã) đều qua lại Giao Châu và coi Giao Châu như một trạm dừng chân quan trọng để rồi sang Trung Quốc”.

(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr.367)

Trả lời:

Vị trí chiến lược của Việt Nam được thể hiện qua đoạn tư liệu:

- Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á- u và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông. giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

- Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải dào, Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc là "cửa ngỡ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.

Câu 9: Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

Trả lời:

Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền: bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của quân địch.

Câu 10: Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ,…

Câu 11: Vẽ sơ đồ tư duy về diễn biến chính các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

Câu 12: Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu.

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu:

- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.

- Quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Câu 13: Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trả lời:

- Phân tích bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Ví dụ: phát huy sức khối đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân.

+ Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Câu 14: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời:

Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc: Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong đấu tranh chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành độc lập dân tộc.

Câu 15: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước ta bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ (1407 - 1427). Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam:

+ Về hành chính, đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.

+ Về kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.

+ Về văn hoá, bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,...

 Nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.

- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn  đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 16: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

Câu 17: Trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

Trả lời:

Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn:

- Năm 1773: chiếm được phủ thành Quy Nhơn.

- Năm 1774: kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Năm 1777: lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

- Năm 1778: Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn.

- Năm 1785: chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

- Năm 1786:

+ Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong.

+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh.

- Năm 1778: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quan Trung, tiến quân ra Bắc.

- Năm 1789: chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh tan 29 vạn quân Thanh.

Câu 18: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong

trào dân tộc rộng lớn, lập nên những chiến công.

- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước.

- Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 19: Em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời:

Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc:

Là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt sức sống mãnh liệt và ý thức của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt Nam.

Đem lại cho quân và dân ta những bài học lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

Câu 20: Khai thác bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).

Trả lời:

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn (“Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình/ Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống”).

- Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa (“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội/ Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/ Ta gắng chí khắc phục gian nan”).

- Chiến thắng Bồ Đằng, Trà Lân (“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”).

- Chiến thắng ở Ninh Kiều, Tốt động (“Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm).

- Chiến thắng Chi Lăng (“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế/ Ngày hai mươi, trận mã yên, Liễu Thăng cụt đầu/ Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong/ Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”).

- Chiến thắng Chi Lăng (Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước”).

- Tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn (“… thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh/ …/ Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng/ Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay